Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Vẻ Đẹp Lung linh Singapore

Khi đặt chân lên đất nước du lich Singapore , du khách có thể khám phá một thiên đường du lich của riêng mình .Một đất nước có nhiều điểm tham quan hấp dẫn - lịch sử và văn hóa, các chương trình giải trí sôi động suốt ngày đêm . Đến du lich Singapore được chiêm ngưỡng những khu vườn xanh mướt cảnh quan đẹp ,chương trình nghệ thuật Lade đầy màu sắc.

Quốc đảo sư tử nổi tiếng khắp thế giới với không khí ồn ã và nhịp sống sôi động. Song lại có một hình ảnh khác, yên lặng và xinh đẹp không kém trên từng những con phố .


Dân Singapore thường dùng S’pore để gọi tên nước mình, kể cả trong những tờ nhật báo. Người ta nghĩ đến du lich Singapore với những dãy nhà lấp lánh đồ sộ ánh đèn, hàng hiệu xa xỉ, và những khu mua bán nghẹt người mở suốt 24 giờ. Nhưng cũng có một S’pore khác, với đại lộ Orchard vắng tanh cả đường đến Marina Bay Sands - biểu tượng mới của nước sư tử cũng không nhiều tấp nập như vốn có... Đó là thành phố lúc vào đêm.

Ánh đèn lade đầy sắc màu

Với những công việc, lo toan, đời sống quen thuộc của con người tại đất nước du lịch Singapore trên những tuyến đường thẳng tắp, xe buýt và tàu điện ngầm chạy không ngừng .


Đất nước du lịch singapore nổi tiếng là thành phố xanh sạch đẹp ,những điểm công cộng bạn không bao giờ thấy cảnh hút thuốc ở đây.

Các điểm đến nổi tiếng Du Lịch Singapore :

Nhà hát trên vịnh-Esplanade
Khu du lịch Sentosa
Khu Thế giới đại dương lớn nhất Đông Nam Á
Bảo Tàng Sáp
Vườn chim Jurong
Toà Thị Chính, toà nhà Quốc hội.
Đồi Farber

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Kinh nghiệm mua sắm khi du lịch Singapore

Bạn chỉ cần đi bộ đến các khu vực mua sắm tiêu biểu của Singapore để tự mình khám phá những gì có tại đây. Một điều chắc chắn là bạn sẽ không ra về tay không, mà thay vào đó là rất nhiều món đồ với giá phải chăng đi kèm nhiều quà tặng khuyến mãi. Hãy chuẩn bị tinh thần đi mua sắm cho tới khi kiệt sức.

Tại Singapore, mọi mặt hàng đều có chương trình khuyến mãi quanh năm nhưng tiêu biểu nhất là Mùa Siêu Khuyến Mãi Great Singapore Sale.

Mua gì, ở đâu?

Dù sở thích của bạn là gì, chắc chắn ở Singapore có rất nhiều nơi sẽ thỏa mãn nhu cầu của bạn.

Singapore, có các cửa hàng và trung tâm mua sắm phân chia theo từng thể loại hàng hóa dành cho các sở thích mua sắm riêng biệt. Theo cách này, bạn sẽ dễ dàng biết ngay nơi mình cần đến khi muốn tìm một món hàng cụ thể nào đó. Ví dụ đối với máy tính hoặc hàng điện tử, bạn sẽ tìm thấy đủ loại mặt hàng ở Sim Lim Square hoặc Funan Digital Mall. Nếu muốn chọn cho mình một cuốn sách hay, bạn có thể ghé thăm nhiều hiệu sách như Borders hay Kinokuniya.


Điều đáng ngạc nhiên là mỗi trung tâm đều đem lại những trải nghiệm mua sắm độc đáo, và tạo cơ hội cho bạn thỏa thích dạo quanh kiếm tìm bất cứ thứ gì bạn muốn. Đừng quên dành thời gian ghé thăm các trung tâm thương mại nổi tiếng tại Singapore như Ngee Ann City, ION Orchard và VivoCity .

Để tìm hiểu xu hướng thời trang mới nhất, bạn có thể tới các trung tâm mua sắm dọc Đại lộ Orchard – khu trung tâm mua sắm chính của Singapore. Nhưng nếu bạn yêu thích các món đồ lưu niệm hay thủ công đậm chất văn hóa, khu Kampong Glam, Khu Tiểu Ấn và Chinatown là những địa điểm lý tưởng cho bạn lựa chọn. Ở đây bạn có thể tìm thấy các sản phẩm đặc trưng của từng dân tộc, trang sức, quần áo vải vóc, đồ cổ và nhiều hàng hóa khác vô cùng đa dạng.


Giờ mua sắm

Một số cửa hàng bách hóa và một vài cửa hiệu nhỏ hơn mở cửa hàng ngày từ 10g đến khoảng 21g, hoặc thậm chí đến 10 tiếng. Trung tâm mua sắm Mustafa ở khu Tiểu Ấn là cửa hàng bách hóa duy nhất ở Singapore mở cửa 24 giờ mỗi ngày.

Giá cả và Mặc cả

Những tờ báo địa phương thường đưa tin rất nhanh về tình hình giá cả và những chương trình khuyến mãi mới nhất. Bạn có thể dành chút ít thời gian để đọc lướt và so sánh giá cả trước khi mua hàng.

Ở các cửa hàng bách hóa, tất cả các món hàng đều có bảng niêm yết giá với giá cố định. Nhiều cửa hàng bán lẻ nhỏ cũng niêm yết giá nhưng thường có thể linh động nếu bạn có yêu cầu giảm giá. Hãy yêu cầu người bán lẻ ra giá “thấp nhất”, sau đó bạn mặc cả cho đến khi hai bên đi đến giá thỏa thuận.


Thẻ tín dụng/Thẻ thanh toán

Hầu hết các cửa hàng đều chấp nhận những thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế chính. Nếu bạn gặp cửa hàng nào đòi tính thêm khoản phụ thu, hãy liên hệ với văn phòng của công ty thẻ thanh toán có liên quan tại địa phương để kịp thời chấn chỉnh những việc làm sai trái.

Tiền tệ

Đối với ngân phiếu du lịch và những vấn đề tài chính khác, hãy liên hệ với những ngân hàng thường hoạt động từ 9g30 đến 15g30, từ thứ Hai đến thứ Sáu, và từ 9g30 đến 11g30 vào những ngày thứ Bảy. Để thuận tiện hơn, các máy rút tiền tự động được lắp đặt một cách tiện lợi tại các ngân hàng và hầu hết các trung tâm mua sắm và phục vụ 24/24.

Bạn có thể đổi ngoại tệ tại các ngân hàng, khách sạn và bất cứ nơi nào có trưng bảng hiệu “Quầy đổi tiền hợp pháp” (Licensed Money Changer).

Biên nhận và các chính sách trả đổi hàng

Tất cả các cửa hàng bách hóa và các cửa hàng bán lẻ nhỏ đều cung cấp phiếu thanh toán hoặc biên nhận khi mua bán. Bạn đừng ngại yêu cầu người bán hàng cung cấp biên nhận nếu họ lờ đi. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng mọi chi tiết ghi trên biên nhận.

Những cửa hàng lớn hơn và các cửa hàng bách hóa sẽ đổi hàng hóa nếu được trả lại trong tình trạng tốt như ban đầu. Tuy nhiên, việc trả lại hàng hóa thường chỉ được chấp nhận trong một số ngày nhất định (thường là 3 ngày) kể từ ngày mua, và phải trình hóa đơn thanh toán. Những cửa hàng nhỏ hơn thường không dễ dãi cho lắm, vì thế bạn hãy kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng cũng như phương thức trả lại hàng trước khi mua hàng. Nếu bạn chưa quyết định mua hàng trong một cửa hàng bách hóa và muốn dành thời gian để xem xét thêm, bạn có thể yêu cầu nhân viên bán hàng để dành món hàng đó cho mình. Hàng hóa chỉ có thể để dành tối đa trong 3 ngày.

Hoàn thuế và Điều kiện để được hoàn thuế


Tại Singapore hiện áp dụng Thuế Hàng Hóa và Dịch Vụ (Goods and Services Tax - GTS) ở mức 7% nếu mua hàng hóa tại Singapore từ những cửa hiệu bán lẻ tham gia chương trình. Với điều kiện, bạn vận chuyển hàng hóa ra khỏi Singapore qua Sân Bay Quốc Tế Changi (Changi International Airport) hoặc Sân Bay Seletar (Seletar Airport) trong vòng 2 tháng kể từ ngày mua hàng.

Để được miễn thuế sau khi mua sắm ở Singapore, bạn cần lưu ý phải mua hàng ở những cửa hàng có biểu tượng “MUA HÀNG MIỄN THUẾ” (TAX FREE SHOPPING) và:

- Chi tiêu tối thiểu 100 đôla Sing tại bất kỳ điểm bán lẻ nào là hội viện của Global Refund.

- Xuất trình passport cho người bán lẻ để nhận được phiếu hoàn thuế (Global Refund Cheque).

- Đem phiếu hoàn thuế đến xác nhận tại quầy Hải quan Singapore tại Terminal 1 hoặc 2 ở phi trường Changi để làm bằng chứng xuất khẩu hàng hóa. Những món hàng đã mua, cùng với các biên nhận và phiếu hoàn thuế phải được xuất trình để xác minh.

- Bạn có thể yêu cầu chi trả tiền hoàn thuế bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, ngân phiếu hoặc Phiếu mua sắm miễn phí tại phi trường (Airport Shopping Vouchers) ở các Quầy hoàn thuế (Global Refund counter) tại sân bay. Bạn phải chịu một khoản phí phụ thu trên tổng số tiền được hoàn lại.

- Bạn cũng có thể ghé đến bất kỳ trung tâm trung tâm chi trả tiền hoàn thuế bằng tiền mặt nào trong thành phố để làm thủ tục kê khai thuế ngay sau khi mua hàng. Tiền hoàn thuế được thanh toán bằng đôla Singapore và được giới hạn đến mức tối đa là $500 trên mỗi du khách.

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Khám phá nhà hát Esplanade ở Singapopre

Khi đặt chân tới Singapore hầu hết khách đi du lịch Singapore đều phải ngạc nhiên trước những công trình kiến trúc kỳ vĩ được tạo ra từ bàn tay khối óc của người dân Signapore như Merlion Park, Marina Bay Sands ,Nhà hát Esplanade (Trái Sầu Riêng…Đặc Nhà hát Esplanade trên vịnh Marina là niềm tự hào của người dân đảo quốc sư tử Singapore. Họ gọi nhà hát với cái tên thân mật "Quả sầu riêng" vì thiết kế độc đáo.

Nếu đi du lịch Singapore mà chưa đến thăm Nhà hát Esplanade thì coi như bạn chưa từng đặt chân tới Singapore. "Nhà hát sầu riêng" là một trung tâm biểu diễn nghệ thuật "hoành tráng" nhất của đảo quốc Singapore, tọa lạc trên diện tích rộng 6 ha. Nhà hát chính có sức chứa 2.000 chỗ. Ngoài ra còn có một phòng hòa nhạc 1.600 khách. Esplanade có cả studio, thư viện, trung tâm nghệ thuật ngoài trời dành cho những buổi biểu diễn cuối tuần (chứa được khoảng 1.000 người trong đó có 200 chỗ ngồi), bãi đỗ xe ngầm, trung tâm thương mại, ẩm thực, khách sạn và trung tâm hội nghị quốc tế...

Hệ thống mái nhôm che nắng như lớp vỏ sầu riêng.

Công trình được thực hiện bởi hai công ty kiến trúc là Michael Wilford & Partners (có trụ sở chính tại London) và DP Architects (Singapore). Trong bản thiết kế đầu tiên được giới thiệu trước công chúng năm 1994, tòa nhà có những lớp kính trang trí xung quanh. Thiết kế này đã bị chê bai vì dễ gây hiệu ứng nhà kính, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Singapore. Chính vì vậy, Giám đốc DP Architects đã áp dụng một vài thay đổi. Giải pháp tạo "bóng mát" đã được sử dụng, đó là dùng vật liệu nhôm có sơn phủ, cách điệu thành những hệ mái nhỏ. Nhờ thế, nhà hát có dáng vẻ tương tự như quả sầu riêng. Và cái tên "Nhà hát sầu riêng" bắt nguồn từ đó.

 Nhà hát 4 tầng nhưng dù ngồi ở đâu cũng không bị che tầm nhìn phòng hòa nhạc với 1.600 chỗ ngồi. "Nhà hát sầu riêng" mở cửa ngày 12/10/2002. Kinh phí đầu tư xây dựng ước tính khoảng 1 tỷ đô la Singapore. Nhà hát chính có sân khấu lớn nhất Singapore với kích thước 39 x 23 m. Với 4 tầng, gần 2.000 chỗ ngồi, nhưng tầm nhìn của khán giả sẽ không bị ảnh hưởng bởi hàng ghế xa nhất chỉ cách sân khấu khoảng 40 m. Phòng hòa nhạc có thể chứa được chừng 120 nhạc công một lúc.

Nhà hát Esplanade là điểm hấp dẫn khách du lịch Singapore

Nơi đây thường xuyên tổ chức những buổi biểu diễn mang tầm cỡ quốc tế. 84 máy tính được huy động để điều khiển hệ thống cửa ra vào. Mỗi cánh cửa có trọng lượng từ 3 đến 11 tấn, cánh lớn nhất có chiều cao 10,5 m, cánh nhỏ nhất là 2,2 m. Để phục vụ cho hoạt động, nhà hát có 4.470 ống kỹ thuật, với 610 điểm nối khác nhau. Một studio nhỏ có thể chứa được 250 người là không gian lý tưởng cho những màn trình diễn phạm vi nhỏ, cũng như các buổi thuyết trình và gặp gỡ thân mật.

 Ngoài ra, còn có một sân khấu nhỏ khác, dành cho hơn 200 người, thích hợp cho các buổi tập của những nghệ sĩ sẽ biểu diễn trong sân khấu chính. Nhà hát Esplanade là điểm đến hấp dẫn của khách đi tour du lịch Singapore, du khách không bao giờ bỏ qua cơ hội khám phá và ngắm nhìn một công trình kiến trúc kì vĩ nổi tiếng nhất ở Singapore . Mỗi lần thăm quan Esplanade sẽ đem đến cho du khách du lịch nhiều bất ngờ và thú vị.!

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Chinatown: Một góc văn hóa Trung Hoa

Nằm gần khu kinh doanh sôi động, Chinatown là khu vực nổi tiếng và có diện tích lớn nhất Singapore. Khi Hầu tước Raffles tuyên bố Singapore là điểm thương mại vào năm 1819, rất nhiều người hoa đã đến đây. Vào cuối những năm 1860, cộng đồng người Hoa đã chiếm tới 65% dân số Singapore.

                                Một góc Văn hóa Trung Hoa – Chinatown

Khu Chinatown ngày nay gồm nhiều tiệm buôn có từ thời tiền chiến, là nơi sinh sống của những thương nhân cùng bán một loại hàng hoá trong nhiều thập kỷ như vải lụa, đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống, trang sức bằng vàng và ngọc bích. Hãy tới khu thương xá Dụ Hoa, nằm ở vị trí thuận tiện tại giao lộ giữa Đường Eu Tong Sen và Đường Upper Cross. Nơi đây bán nhiều sản vật Trung Quốc như trà, thảo dược, thức ăn, đồ gia dụng, đồ cổ, trang phục truyền thống như áo xường xám.


                   Các cửa hàng của người hoa san sát, sản phẩm đẹp và rẻ hợp túi tiền khách du lịch

Ghé thăm Khu Chinatown vào dịp Tết Nguyên Đán (Chinese Lunar New Year) là thời điểm tuyệt nhất. Đây là thời điểm Chợ ẩm thực Chinatown trở nên náo nhiệt với nhiều hoạt động, từ các điệu múa lân cho tới các buổi biểu diễn kinh kịch Trung Hoa. Những lễ hội nhiều người tham gia như vậy đã khiến cho khu chợ càng trở nên sống động và cũng vào thời gian này, bạn có thể thấy vô số sạp hàng bán đèn lồng, thư pháp Trung Quốc, mặt nạ tuồng, thời trang hiện đại và các đặc sản mùa lễ hội. Vào những ngày này, các sạp hàng bắt đầu bày bán trên các phố Pagoda, Smith, Trengganu và Sago cho đến tận gần trưa.

Cũng có thể tìm thấy nhiều trung tâm mua sắm khác tại Chinatown như Chinatown Point, Khu liên hợp công viên People’s Park Complex và Khu liên hợp Chinatown Complex – được xây dựng vào năm 1972 để thay thế những ngôi nhà sập xệ trên hẻm Sago Lane. Những trung tâm mua sắm này không chỉ bán nhiều mặt hàng Trung Quốc mà còn cung cấp các sản phẩm điện tử, dệt may với giá cả phải chăng cũng như các loại mỹ phẩm và quần áo giảm giá.

Nếu bạn yêu thích những xu hướng thời trang mới nhất, đừng bỏ qua Đường Ann Siang và Đường Club nơi bạn có thể khám phá nhiều cửa hàng sang trọng của Singapore như Asylum và Style:Nordic. Để có được cảm giác giao thoa giữa những sản vật Trung Hoa truyền thống và các mặt hàng hiện đại khi đi mua sắm, Khu Chinatown là địa điểm không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch đến Singapore của bạn.

Thanh sắc và hoạt động mua sắm

Chinatown là khu văn hóa và di sản rất phong phú, nổi tiếng với hàng loạt hoạt động diễn ra trong dịp Tết nguyên đán. Khởi hành từ đường Pagoda, chuyến tham quan Chinatown sẽ đưa bạn vào hành trình khám phá đầy thú vị và ngạc nhiên. Từ Trung tâm Di sản Chinatown, hãy chiêm nghiệm cuộc sống của những người đầu tiên gây dựng nên khu vực này.

                          China nhộn nhịp, đặc biệt trong các dịp lễ hội, tết rất đông khách du lịch

Cuối đường Pagoda có Đền thờ Sri Mariamman – ngôi đền Hindu lâu đời nhất của Singapore. Đường Pagoda là một vị trí thuận lợi để chiêm ngưỡng kiến trúc của các tiệm buôn đã được phục chế dọc hai bên đường, tất cả đều có hàng hiên trước nhà và có chiều rộng bằng năm bước chân.

Đối diện với Trung tâm Di sản Chinatown, bạn sẽ thấy khu phố dành cho người đi bộ – đường Trengganu. Một số cửa hàng ở đây cũng là xưởng chế tác của các nghệ nhân Singapore. Trước đây, những người bán hàng rong thường bán đồ tạp hóa suốt ngày đêm, từ thức ăn sẵn giá rẻ đến hàng gia dụng. Cạnh đường Pagoda là đường Temple (trước có tên là đường Almeida vì bác sĩ Jose d’ Almeida người Bồ Đào Nha là chủ sở hữu khu đất, đã mở một phòng khám và một cửa hàng ở đây). Đền thờ Sri Mariamman cũng nằm ở cuối con đường này.

Tọa lạc trên đường South Bridge là ngôi đền Sri Mariamman nổi tiếng. Ban đầu được nhà thám hiểm người Ấn Độ tên là Narayana Pillai (người đã tới Singapore cùng với Hầu tước Raffles) dựng bằng gỗ, lợp lá dừa. Sau đó, đền được xây lại bằng gạch. Ngôi đền Sri Mariamman là niềm kiêu hãnh của phong cách kiến trúc Nam Ấn và thờ Nữ thần Mariamman – thần chở che và cứu rỗi mọi con người khỏi mọi bệnh tật. Bạn cũng sẽ thấy Ngôi đền Jamae – một đền thờ Hồi giáo Ấn Độ và là một di tích nổi tiếng ở Chinatown. Được xây dựng vào năm 1826, đền thờ Jamae được cho là một trong những đền thờ Hồi giáo lâu đời nhất ở Singapore.

Tiếp tục đi bộ dọc đường South Bridge tới ngã tư giao nhau giữa đường South Bridge và đường Maxwell, bạn sẽ đến Trung tâm Ẩm thực Maxwell. Trước kia, đây là khu chợ ẩm thấp, còn ngày nay nó rất nổi tiếng với các món ăn địa phương bán trên đường phố, bao gồm cả món cơm gà Tian Tian lừng danh.

Cuối cùng, bạn có thể mua sắm đôi chút tại đồi Ann Siang để kết thúc chuyến tham quan Khu Chinatown. Trước kia, hạt nhục đậu khấu được trồng trong các thửa đất trên đồi, về sau các tiệm buôn được xây dựng và làm trụ sở cho các thương hội. Các hiệu buôn được cải tạo trên đường Ann Siang hiện nay là nơi tập trung những cửa hiệu thời thượng như Asylum và Style:Nordic, cũng như các quầy bar và quán ăn.

                                                        Phố ẩm thực Chinatown


                                                    Tết Nguyên Đán của người Hoa

                                           Chùa phật nha Singapore

                                                Sơ đồ khu Chinatown

Thông tin
Ra cổng A (Đường Pagoda) tại ga Chinatown thuộc tuyến MRT North-East (NE – màu tím), bạn sẽ đến ngay trung tâm của của Chinatown. Ngoài ra bạn có thể đi bộ từ các ga Outram Park, Tanjong Pagar và Raffles Place gần đó hoặc đi từ khu Clarke Quay và sông Singapore cũng không xa lắm.

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Tiền và Ngân hàng Singapore


 Singapore là một đất nước văn minh và rất an toàn. Tuy nhiên bạn cũng không nên mang theo nhiều tiền mặt khi du lịch đến đây. Có rất nhiều cách mang tiền khi đến đay như:  séc du lịch, thẻ tín dụng master card, visa card. Bạn có thể quy đổi séc, rút tiền tại... 1. Mang theo tiền: 

Singapore là một đất nước văn minh và rất an toàn. Tuy nhiên bạn cũng không nên mang theo nhiều tiền mặt khi du lịch đến đây. Có rất nhiều cách mang tiền khi đến đay như:  séc du lịch, thẻ tín dụng master card, visa card. Bạn có thể quy đổi séc, rút tiền tại các quầy ATM  lấy ngoại tệ USD hoặc Đôla Singapore tại hầu hết các ngân hàng. Các khách sạn, siêu thị, nhà hàng và các điểm quy đổi tiền đều cung cấp cho bạn các dịch vụ như nhau nhưng tỷ giá và phí đổi tiền có thể cao hơn hoặc dùng chính thẻ tín dụng để trả tiền khi mua hàng. Một đề nghị khác là mang theo Lệnh Chuyển Tiền của Ngân hàng bằng tiền Đôla Singapore. Nhưng phải đảm bảo rằng bạn có thể thanh toán được. Hãy gửi nó vào tài khoản mới của bạn. Thế nhưng phải mất vài ngày thì tiền mới vào tài khoản của bạn được. Ngày nay, thẻ tín dụng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và rất thuận tiện khi ở Singapore.

2. Lấy tiền mặt: 

Singapore có cả một mạng lưới lớn, hiện đại bậc nhất Đông Nam Á các máy rút tiền mặt tự động [ATM (Automatic Teller Machine)]. Hầu hết các máy này đều được kết nối với mạng quốc tế và Việt Nam vì vậy bạn có thể rút tiền từ tài khoản nước bạn. Nhưng bạn phải kiểm tra điều này trước khi đến Singapore. Không phải ngân hàng nào cũng cho phép bạn rút tiền mặt tại các quầy ATM từ nước ngoài. Một số ngân hàng tính phí rất cao. Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng visa card và master card để rút tiền mặt cũng được. Nhưng thẻ này chỉ dùng được ở các máy rút tiền của ngân hàng bạn mà thôi.



3. Thẻ tín dụng: 

Các thẻ tín dụng quốc tế chính đều được chấp nhận rộng rãi trên toàn lãnh thổ Singapore. Hãy làm thẻ tín dụng trước khi đến Singapore. Các ngân hàng tại Việt Nam thường phát hành thẻ tín dụng chỉ với những người đi làm và chứng minh được thu nhập hàng tháng của mình, không phải sinh viên.


4. Đổi tiền: 

Các ngân hàng ở Singapore và các điểm đổi tiền đưa ra các tỷ giá quy đổi, việc đổi ngược trở lại từ Đôla Singapore lấy tiền Đồng khi về nước là rất dễ dàng tại các ngân hàng trong nước. Bạn hãy tự làm lấy và không cần các đại lý làm hộ việc này. Hãy mang theo máy tính nếu cần để có thể tính được bạn phải trả cho tiền phòng khách sạn, các  bữa ăn bao nhiêu, dịch vụ giặt là, nước uống bao nhiêu và cho chuyến xe bus là bao nhiêu.


Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Tầu điện ngầm MRT tại Singapore



MRT là từ viết tắt của Mass Rapid Transport, nghĩa là mạng lưới giao thông công cộng cao tốc. Ở Singapore đa số mọi người điều dùng tàu điện ngầm MRT làm phương tiện đi lại chính. Khi đi du lịch Singapore bạn cần phải biết một số thông tin về MRT. Hệ thống vận chuyển công cộng này có phạm vi hoạt động rộng và tính hiệu quả cao giúp việc đi lại giữa các nơi trong thành phố và khu vực ngoại ô được dễ dàng với mức chi phí hợp lý. Chính vì vậy mà hàng ngày, có tới 2 triệu lượt khách sử dụng mạng lưới tàu điện ngầm từ 6 giờ sáng cho tới tận nửa đêm với tần suất 3 đến 8 phút một chuyến.



Tàu điện ngầm MRT có 3 tuyến chính: Tuyến Nam-Bắc từ vịnh Marina đến Jurong East, tuyến Đông-Tây từ sân bay Changi/Pasir Ris đến Boon Lay, và tuyến Đông-Bắc từ Harbour Front đến Puggol. 3 tuyến chính trên có màu khác nhau: Tuyến Bắc - Nam có màu đỏ, tuyến Đông - Bắc có màu tím và tuyến Đông - Tây có màu xanh lá cây. Để đến một địa điểm nào đó, trước hết bạn phải xác định nơi đến gần ga tàu điện ngầm nào nhất, sau đó mua vé đến ga đó. Có thể bạn sẽ phải xuống các ga trung chuyển (Interchange) để đổi tàu mới có thể đến được điểm cần đến. Khi đã đến ga cần đến, bạn phải chú ý các biển chỉ dẫn để có thể đi ra các cửa thích hợp. Có khi một ga tàu điện ngầm có tới 8 cửa ra ở nhiều hướng khác nhau và đến các phố hoặc trung tâm thương mại khác nhau. Nếu ra nhầm cửa có khi bạn sẽ phải đi bộ thêm đến cả cây số so với ra đúng cửa cần ra.

Lời khuyên dành cho các bạn đi MRT  nên mua vé tiêu chuẩn (Standard Ticket) tại các máy bán vé tự động. Giá vé tàu điện ngầm dao động từ 0.8 SGD cho đến 1.8 SGD (ngoài ra bạn còn phải đặt cược số tiền 1 SGD nữa). Màn hình cảm ứng sẽ hỏi bạn chọn mua vé đến ga nào, sau đó yêu cầu bạn đút tiền xu (10 cents, 20 cents, 50 cents, 1 SGD) hoặc tiền giấy (2SGD và 5 SGD) vào máy. Máy sẽ phát hành một tấm thẻ từ giống như card điện thoại và bạn sẽ dùng nó khi đi qua cửa kiểm soát ở ga đi và ở cửa kiểm soát ga đến. Ở ga đến bạn sẽ lại đưa chiếc thẻ này vào máy một lần nữa để nhận lại 1 SGD tiền đặt cọc của chiếc vé này.

Sử dụng thẻ Thẻ ez-link, một loại thẻ đa năng và là một “sáng kiến” độc đáo của ngành giao thông Singapore. Ngoài các phương thức trả tiền bình thường khác như tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ez-link có thể dùng để đi trên tất cả các loại phương tiện công cộng ở Singapore. Chẳng hạn, đang đi bằng xe buýt, tôi có thể chuyển sang đi MRT mà chẳng cần phải mua hai loại vé tháng hay trả tiền nhiều lần. Cứ trả bằng thẻ ez-link này là xong. Khi hết tiền bạn chỉ cần nạp tiền vào thẻ bằng cách đến điểm bán vé ngay tại cổng ra vào MRT hoặc sử dụng thẻ ATM. Thẻ EZ-Link này vô cùng thuận thiện và được rất nhiều người dân Singapore sử dụng

Để bảo đảm an toàn cho hành khách, các ga tàu điện ngầm ở Singapore đều được lắp kính ngăn cách lúc tàu chạy. Chỉ khi tàu dừng hẳn thì cửa tự động mở ra để hành khách lên xuống. Vừa mới kịp ngồi xuống ghế là nó đã lập tức lao đi với vận tốc kinh người, bên tai nghe tiếng rít xé gió, thế rồi phút chốc đã đến nơi cần đến. Tính ra mất vài phút, nhanh không thể tưởng tượng. Có điều khách lại mất không ít thời gian cho việc đi lại, lên xuống các tầng hầm. Lúc bằng thang cuốn, khi thì đi bộ, quẹo phải rẽ trái nhiều lần, di chuyển không ngừng. Chính vì vậy, nhiều du khách Việt lần đầu đi tàu điện ngầm đã bị lạc và thực sự hoảng hốt giữa “mê cung dưới mặt đất” này. Bạn phải chú ý thông tin trên bảng màn hình và nghe thông báo từ hệ thống thông tin bằng loa ở trong sân ga, nếu không bạn có thể sẽ lỡ chuyến tàu hoặc bị lạc. Tuy nhiên nếu bạn đã thực sự hiểu bảng hướng dẫn thì bạn sẽ cảm thấy việc di chuyển bằng MRT là rất dễ dàng mà không có khó khăn gì.

Khi lần đầu mình sử dụng hình thức di chuyển bằng MRT mình cũng có chút bỡ ngỡ nhưng khi biết xác định quy luật và hiểu được biển chỉ dẫn thì mình thấy vấn đề đi lại bằng MRT là thuận tiện nhất.

Khách đến thuê nhà ở singapore cũng thường xuyên sử dụng phương tiện MRT làm phương tiện di chuyển chính tại Singapore

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Singapore: 10 điểm đến không thể bỏ lỡ

Từ một bãi đất hoang, Singapore giờ đây đã phát triển thành một trong những trung tâm tài chính bề thế nhất của thế giới. Nếu có dịp đến Singapore đừng bỏ lỡ những điểm đến sau đây:

1. Vườn thú Singapore

Website: www.zoo.com.sg
Xem thêm: Singapore Zoo: Vườn thú độc đáo
Nếu bạn nghĩ vườn thú là nơi chỉ dành cho trẻ em thì bạn đã sai lầm, bạn sẽ đi từ ngạc nhiên đến thích thú khi được hòa mình trong một khu rừng mưa nhiệt đới với những loài vật có chiều dài bằng cả cánh tay của bạn. Hãy một lần đến thăm rừng Fragile, xung quanh bạn sẽ có rất nhiều loài động vật thân thiện, bạn có thể lên thuyền để dạo quanh hồ đến tham quan tượng đầu chó khổng lồ trong thung lũng Great Rift.
Vườn thú Singapore
Vườn thú Singapore

2. Nhà hát Esplanade và Tượng nhân sư Merlion

MRT gần nhất: Raffles Place
Website: www.esplanade.com
Xem thêm: Công viên Merlion
Hai địa điểm này nằm gần kế bên nhau. Esplanade là nơi thường tổ chức những buổi hòa nhạc, nó còn có một tên gọi khác khá thú vị đó là “Vỏ sầu riêng”. Tượng nhân sư Merlion, nằm gần bờ sông Singapore, là biểu tượng của con người và đất nước Singapore, đừng bỏ lỡ cơ hội lưu giữ những bức ảnh tuyệt đẹp tại đây nhé!
Nhà hát Esplanade
Tượng nhân sư Merlion
Nhà hát Esplanade và Tượng nhân sư Merlion

3. Vịnh Marina

MRT gần nhất: Marina Bay
Website: www.marina-bay.sg
Từ một bãi đất hoang, nơi này giờ đây đã phát triển thành một trong những trung tâm tài chính bề thế của thế giới, vịnh được quy hoạch dành riêng cho khách bộ hành, phải mất từ 1 đến 2 giờ đồng hồ bạn mới có thể tham quan hết nơi đây. Một số điểm đến phổ biến như: sòng bạc Marina Bay Sands, khách sạn Fullerton,…
Vịnh Marina
Vịnh Marina

4. Đảo Sentosa

MRT gần nhất: Harbour Front
Website: www.sentosa.com.sg
Bạn phải dành ít nhất 1-2 ngày để có thể đến hầu hết những điểm tham quan trên hòn đảo này, bên cạnh công viên Universal và khu phức hợp giải trí The Resort World còn có rạp chiếu phim 4D Magix, Skyline Luge (trượt địa hình), Sentosa Cineblast (rạp chiếu phim 4D) và bãi biển để bạn thả mình thư giãn,…
Đảo Sentosa
Đảo Sentosa

5. The Southern Ridges

MRT gần nhất: Harbour Front
Website: www.nparks.gov.sg
Xem thêm: Đường mòn Southern Ridges: Hòa mình với thiên nhiên
Hai cây cầu có kiến trúc đáng kinh ngạc đó là Henderson Waves và Alexandra Arch đã tạo nên mối liên kết giữa công viên Mount Faber, đồi Telok Blangah và công viên Kent Ridge. Để đi đến được đây bạn bắt tàu điện ngầm đi đến ga Harbour Front (ra cửa D) là đến Southern Ridges.
Southern Ridges
Henderson Waves
Đường đi bộ trong các công viên và cầu Henderson Waves

6. Đường Orchard

MRT gần nhất: Orchard
Website: www.orchardroad.org
Trên đại lộ mua sắm này bạn có thể tìm thấy rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới như: Louis Vuitton, Prada, Rolex,… nằm dọc theo hai bên đường, một số trung tâm thương mại điển hình như Ion, Orchard 313 và Orchard Center.
Đường Orchard
Đường Orchard

7. Khu Tiểu Ấn (Little India)

MRT gần nhất: Little India
Khu tiểu Ấn thực tế là một thị trấn nhỏ, nơi bạn có thể tìm thấy nhiều hàng hóa đặc trưng của người Ấn cũng như thưởng thức ẩm thực phong phú của người dân nơi đây, để có thể sở hữu những món hàng điện tử giá rẻ thì bạn nên đến trung tâm thương mại Mustafa và Sim Lim Squares.
Khu Tiểu Ấn
Khu Tiểu Ấn

8. Khu Geylang

MRT gần nhất: Aljunied
Bạn sẽ không khỏi ngạc nhìn khi nhìn thấy những nhà thổ trong khu vực này cùng những phụ nữ đứng dọc theo đường đang bàn bạc “công viêc kinh doanh” của họ, tuy nhiên nơi này còn nổi tiếng bởi sức hấp dẫn của ẩm thực địa phương.
Geylang
Geylang

9. Phố đêm Clark Quay

MRT gần nhất: Clark Quay
Website: www.clarkequay.com.sg
Nằm ven một con sông, bạn có thể nhìn thấy những dãy nhà kho được cải tạo lại để kinh doanh quán rượu, nhà hàng và các quán bar, nếu muốn được một lần trải nghiệm cuộc sống về đêm của đảo quốc sư tử thì bạn hãy đến đây.
clarke-quay
Phố đêm Clark Quay

10. Khu phố Tàu (China Town)

MRT gần nhất: Chinatown
Website: www.chinatown.sg
Xem thêm: Chinatown: Một góc văn hóa Trung Hoa
Đến đây để có thể nhìn thấy hình ảnh của những tòa nhà cũng như những ngôi đến cổ, phòng trà, bảo tàng Red Dot Design,…
Chùa Phật Nha
Khu phố Tàu
Chùa phật nha Singapore và các gian hàng tại Khu phố Tàu