Hiển thị các bài đăng có nhãn Chinatown: Một góc văn hóa Trung Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chinatown: Một góc văn hóa Trung Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Chinatown: Một góc văn hóa Trung Hoa

Nằm gần khu kinh doanh sôi động, Chinatown là khu vực nổi tiếng và có diện tích lớn nhất Singapore. Khi Hầu tước Raffles tuyên bố Singapore là điểm thương mại vào năm 1819, rất nhiều người hoa đã đến đây. Vào cuối những năm 1860, cộng đồng người Hoa đã chiếm tới 65% dân số Singapore.

                                Một góc Văn hóa Trung Hoa – Chinatown

Khu Chinatown ngày nay gồm nhiều tiệm buôn có từ thời tiền chiến, là nơi sinh sống của những thương nhân cùng bán một loại hàng hoá trong nhiều thập kỷ như vải lụa, đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống, trang sức bằng vàng và ngọc bích. Hãy tới khu thương xá Dụ Hoa, nằm ở vị trí thuận tiện tại giao lộ giữa Đường Eu Tong Sen và Đường Upper Cross. Nơi đây bán nhiều sản vật Trung Quốc như trà, thảo dược, thức ăn, đồ gia dụng, đồ cổ, trang phục truyền thống như áo xường xám.


                   Các cửa hàng của người hoa san sát, sản phẩm đẹp và rẻ hợp túi tiền khách du lịch

Ghé thăm Khu Chinatown vào dịp Tết Nguyên Đán (Chinese Lunar New Year) là thời điểm tuyệt nhất. Đây là thời điểm Chợ ẩm thực Chinatown trở nên náo nhiệt với nhiều hoạt động, từ các điệu múa lân cho tới các buổi biểu diễn kinh kịch Trung Hoa. Những lễ hội nhiều người tham gia như vậy đã khiến cho khu chợ càng trở nên sống động và cũng vào thời gian này, bạn có thể thấy vô số sạp hàng bán đèn lồng, thư pháp Trung Quốc, mặt nạ tuồng, thời trang hiện đại và các đặc sản mùa lễ hội. Vào những ngày này, các sạp hàng bắt đầu bày bán trên các phố Pagoda, Smith, Trengganu và Sago cho đến tận gần trưa.

Cũng có thể tìm thấy nhiều trung tâm mua sắm khác tại Chinatown như Chinatown Point, Khu liên hợp công viên People’s Park Complex và Khu liên hợp Chinatown Complex – được xây dựng vào năm 1972 để thay thế những ngôi nhà sập xệ trên hẻm Sago Lane. Những trung tâm mua sắm này không chỉ bán nhiều mặt hàng Trung Quốc mà còn cung cấp các sản phẩm điện tử, dệt may với giá cả phải chăng cũng như các loại mỹ phẩm và quần áo giảm giá.

Nếu bạn yêu thích những xu hướng thời trang mới nhất, đừng bỏ qua Đường Ann Siang và Đường Club nơi bạn có thể khám phá nhiều cửa hàng sang trọng của Singapore như Asylum và Style:Nordic. Để có được cảm giác giao thoa giữa những sản vật Trung Hoa truyền thống và các mặt hàng hiện đại khi đi mua sắm, Khu Chinatown là địa điểm không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch đến Singapore của bạn.

Thanh sắc và hoạt động mua sắm

Chinatown là khu văn hóa và di sản rất phong phú, nổi tiếng với hàng loạt hoạt động diễn ra trong dịp Tết nguyên đán. Khởi hành từ đường Pagoda, chuyến tham quan Chinatown sẽ đưa bạn vào hành trình khám phá đầy thú vị và ngạc nhiên. Từ Trung tâm Di sản Chinatown, hãy chiêm nghiệm cuộc sống của những người đầu tiên gây dựng nên khu vực này.

                          China nhộn nhịp, đặc biệt trong các dịp lễ hội, tết rất đông khách du lịch

Cuối đường Pagoda có Đền thờ Sri Mariamman – ngôi đền Hindu lâu đời nhất của Singapore. Đường Pagoda là một vị trí thuận lợi để chiêm ngưỡng kiến trúc của các tiệm buôn đã được phục chế dọc hai bên đường, tất cả đều có hàng hiên trước nhà và có chiều rộng bằng năm bước chân.

Đối diện với Trung tâm Di sản Chinatown, bạn sẽ thấy khu phố dành cho người đi bộ – đường Trengganu. Một số cửa hàng ở đây cũng là xưởng chế tác của các nghệ nhân Singapore. Trước đây, những người bán hàng rong thường bán đồ tạp hóa suốt ngày đêm, từ thức ăn sẵn giá rẻ đến hàng gia dụng. Cạnh đường Pagoda là đường Temple (trước có tên là đường Almeida vì bác sĩ Jose d’ Almeida người Bồ Đào Nha là chủ sở hữu khu đất, đã mở một phòng khám và một cửa hàng ở đây). Đền thờ Sri Mariamman cũng nằm ở cuối con đường này.

Tọa lạc trên đường South Bridge là ngôi đền Sri Mariamman nổi tiếng. Ban đầu được nhà thám hiểm người Ấn Độ tên là Narayana Pillai (người đã tới Singapore cùng với Hầu tước Raffles) dựng bằng gỗ, lợp lá dừa. Sau đó, đền được xây lại bằng gạch. Ngôi đền Sri Mariamman là niềm kiêu hãnh của phong cách kiến trúc Nam Ấn và thờ Nữ thần Mariamman – thần chở che và cứu rỗi mọi con người khỏi mọi bệnh tật. Bạn cũng sẽ thấy Ngôi đền Jamae – một đền thờ Hồi giáo Ấn Độ và là một di tích nổi tiếng ở Chinatown. Được xây dựng vào năm 1826, đền thờ Jamae được cho là một trong những đền thờ Hồi giáo lâu đời nhất ở Singapore.

Tiếp tục đi bộ dọc đường South Bridge tới ngã tư giao nhau giữa đường South Bridge và đường Maxwell, bạn sẽ đến Trung tâm Ẩm thực Maxwell. Trước kia, đây là khu chợ ẩm thấp, còn ngày nay nó rất nổi tiếng với các món ăn địa phương bán trên đường phố, bao gồm cả món cơm gà Tian Tian lừng danh.

Cuối cùng, bạn có thể mua sắm đôi chút tại đồi Ann Siang để kết thúc chuyến tham quan Khu Chinatown. Trước kia, hạt nhục đậu khấu được trồng trong các thửa đất trên đồi, về sau các tiệm buôn được xây dựng và làm trụ sở cho các thương hội. Các hiệu buôn được cải tạo trên đường Ann Siang hiện nay là nơi tập trung những cửa hiệu thời thượng như Asylum và Style:Nordic, cũng như các quầy bar và quán ăn.

                                                        Phố ẩm thực Chinatown


                                                    Tết Nguyên Đán của người Hoa

                                           Chùa phật nha Singapore

                                                Sơ đồ khu Chinatown

Thông tin
Ra cổng A (Đường Pagoda) tại ga Chinatown thuộc tuyến MRT North-East (NE – màu tím), bạn sẽ đến ngay trung tâm của của Chinatown. Ngoài ra bạn có thể đi bộ từ các ga Outram Park, Tanjong Pagar và Raffles Place gần đó hoặc đi từ khu Clarke Quay và sông Singapore cũng không xa lắm.