Hiển thị các bài đăng có nhãn Thẻ MRT singapore. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thẻ MRT singapore. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Sông Kallang – Công viên Bishan

Chúng tôi đã viết về kế hoạch của Singapore xây dựng công viên Bishan vào cuối năm 2009 và bây giờ kế hoạch đó đã được thực hiện theo yêu cầu của Thủ tướng Singapore là mở rộng công viên cho dân chúng. Công việc thiết kế đã được thực hiện bởi Atelier Dreiseitl.



Năm 2009, ông Herbert Dreiseitl, người sáng lập và là đối tác tại Atelier Dreiseitl đã phát biểu: “Như một động lực mạnh mẽ mới cho tương lai, một hạ tầng có thể được người dân trân trọng và tiếp cận, đồng thời chú ý đến môi trường một cách bền vững cũng như mang lại sự thay đổi tinh tế trong hành vi và tư duy. Và thông qua những thay đổi này chúng ta có thể bắt đầu tạo ra những nơi chốn nhộn nhịp, lành mạnh và đầy sống động về văn hóa-xã hội. Công viên Bishan đã sẵn sàng khởi động cho điều này, đem dòng sông và yếu tố nước đến với người dân, và sẽ làm nơi này trở nên tuyệt vời hơn.”

Nằm ở trung tâm đảo quốc với hơn 3 triệu lượt khách thăm quan mỗi năm, công viên Bishan là một trong những công viên nổi tiếng nhất của Singapore. Dự án là một phần của việc nâng cấp công viên và những kế hoạch nâng cao năng lực thoát nước cho sông Kallang dọc theo của công viên, nhiều công việc đã được tiến hành đồng thời để biến con kênh bê-tông thành một dòng sông tự nhiên, tạo nên những không gian mới phục vụ cho cộng đồng.

Dự án này là một phần quan trọng của chương trình Active, Beautiful, Clean Waters (Nguồn nước Sạch, Đẹp, Sôi động) của Cục Hạ tầng Công (Public Utilities Board) ở Singapore, cơ quan quản lý việc cấp và thoát nước của đảo quốc. Đây là một sáng kiến lâu dài để biến đổi hệ thống sông hồ tại Singapore vượt xa hơn chức năng thoát và cấp nước đơn thuần, và trở thành những nơi chốn mới và sôi động, nhằm gắn kết cộng đồng và tạo chỗ nghỉ ngơi cho người dân.

Điểm nhấn chính trong dự án công viên Bishan là việc biến con kênh thoát nước bằng bê tông dài 2.7km, thành một dòng sông tự nhiên dài 3km, uốn khúc quanh co qua công viên. Sáu mươi hai héc ta của công viên đã được thiết kế lại thành một chốn xinh đẹp không chỉ để phù hợp với quá trình thay đổi của một hệ thống sông chứa đựng sự thất thường của mực nước, mà còn mang đến lợi ích tối đa cho người sử dụng nó. Ba sân chơi, các nhà hàng, một địa điểm ngắm cảnh được xây dựng từ những tấm bê-tông cũ, và sự phong phú của những không gian mở xanh tô điểm cho một kỳ quan thiên nhiên, sự phục hồi của dòng song, giữa lòng thành phố. Đây là nơi để bạn cởi giày của mình, và đến gần với nước và thiên nhiên!

Thêm vào đó, công viên còn được bổ sung những không gian mở rộng rãi cho các hoạt động giải trí và thư giãn, thảm thực vật dọc bờ sông cho phép mọi người tiếp cận gần gũi với nước. Trong trường hợp có trận mưa lớn, mảng xanh hai bên dòng sông sẽ ngập nước như một dòng kênh lớn để vận chuyển nước xuống hạ lưu. Công viên Bishan là một ví dụ đầy cảm hứng cho thấy một công viên đô thị có thể có chức năng hạ tầng sinh thái như thế nào, một sự kết hợp thông minh của nguồn nước, quản lý lũ lụt, đa dạng sinh học, giải trí, và nhờ có sự tiếp xúc và kết nối con người với nước, mà ngày càng nâng cao trách nhiệm công dân đối với nước.



                                               Công dân vui chơi tập thể dục trong công viên

Lịch sử

Sông Kallang là dòng sông dài nhất ở Singapore và chảy qua trung tâm quốc đải suốt 10km từ hồ chứa Peirce Hạ (nằm ở trung tâm địa lý của Singapore) đến hồ chứa Marina (vốn là vịnh biển trước kia).

Vào những năm 1960 và 70, những con kênh và cống bê tông, bao gồm sông Kallang thuộc công viên Bishan, được xây dựng để giảm bớt lũ lụt trên diện rộng. Ngày nay, cũng như những thành phố khác trên thế giới, phương pháp thoát nước mưa (xuống hạ nguồn) theo kiểu “càng nhanh càng tốt” này phải được bổ sung một nhóm giải pháp toàn diện hơn cho việc thiết lập để tương ứng với những thách thức bởi sự bất ổn của thời tiết và sự gia tăng đô thị hóa.

Ngay tại dòng sông Kallang – công viên Bishan, kế hoạch độc đáo nhằm dỡ bỏ các kênh bê tông và tạo nên những dòng chảy tự nhiên được hình thành lần đầu tiên ở Singapore. Được thiết kế dựa trên ý tưởng về một khu vực bị ngập nước (tùy theo sự thay đổi của lượng mưa), người dân có thể tiếp cận mặt nước gần hơn và thưởng ngoạn và tham gia các hoạt động dọc theo bờ song khi mực nước thấp, và trong suốt những ngày mưa lớn, dải đất thấp ven sông sẽ trở thành một dòng kênh ngập nước. Sự gia tăng mức độ gồ ghề của lòng sông với sỏi, các phiến đá có nghĩa là tốc độ dòng chảy của sông Kallang đã được giảm xuống, do đó mà lượng chất rắn bị trôi xuống hạ lưu tới vịnh hồ Marina ít hơn, nơi mà những chất rắn này sẽ phải được tách ra khỏi nước qua quá trình lọc. Sự gia tăng khối tích của dòng sông và giảm vận tốc dòng chảy cũng đồng nghĩa với việc phòng chống ngập lụt cho khu vực đô thị mật độ cao xung quanh công viên.



                                            Khoảng xanh nổi bật giữa các tòa nhà chọc trời

Đa dạng sinh học ở công viên Bishan

Dự án đã không có nỗ lực “nhân tạo” nào để mang lại sự hiện diện của động vật hoang dã trong công viên, nhưng chính sự trở lại của dòng sông tự nhiên trong công viên đã gia tăng mức độ đa dạng sinh học của công viên lên 30%. 66 loài hoa dại, 59 loài chim và 22 loài chuồn chuồn đã được tìm thấy trong công viên Bishan, những con số không tệ đối với một công viên đô thị.

Singapore nằm trong đường bay Á – Úc (của các loài chim) vì vậy công viên có thể mong chờ một số vị khách là các loài chim di trú đặc biệt. Một vài vị khách bất ngờ đã được phát hiện bao gồm chim Zanzibar Red Bishop, có nguồn gốc từ châu Phi, Cú đốm khoang gỗ, nguồn gốc từ rừng nhiệt đới ở Indonesia, Vẹt đuôi dài, có nguồn gốc ở đảo Andaman và loài Orange Cheeked Waxbills, có nguồn gốc từ miền Tây và miền Trung Nam Phi. Các loài chim (như diệc màu tím, chim sẻ, gà nước) hiếm khi được thấy trong một khu đô thị có mật độ cao cũng được phát hiện (và thậm chí cả chỗ tổ của chúng) giữa những mảng thực vật mới. Quần đảo Mã Lai là một trong những “điểm nóng” về đa dạng sinh học lớn nhất thế giới, chỉ đứng thứ hai sau Amazon, và khí hậu mưa rừng nhiệt đới là nơi trú ngụ của những thảm thực vật tươi tốt.

                                                                      Đa dạng thực vật

Sự hồi phục của dòng sông đã tạo ra một số lượng lớn các vi-môi trường sống (micro-habitat) đa dạng cho sinh vật, chúng không những làm tăng đa dạng sinh học mà còn gia tăng tính linh động và thích ứng của các loài, có nghĩa là khả năng để tồn tại dài hạn của chúng được cải thiện rất nhiều.

Kỹ thuật sinh học cho đất

Việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học cho đất để ổn định bờ sông lần đầu tiên áp dụng tại Singapore và là một tham chiếu mới cho việc ổn định đất ở vùng nhiệt đới, vốn hiếm khi được sử dụng hoặc được ghi chép lại.

Trong năm 2009, một khu thử nghiệm được xây dựng dọc theo một bờ đất dài 60m bên một đường thoát nước phụ trong công viên để thử nghiệm 10 thử nghiệm kỹ thuật công nghệ sinh học khác nhau cho đất và rất nhiều các loài cây bản địa trồng. Bảy trong số những kỹ thuật này sau đó đã được lựa chọn để sử dụng dọc theo con sông chính. Bao gồm làm cừ, chẻ – gõ với cắt, vải địa kỹ thuật bọc đất nhô lên, đệm với cừ, cây lau cuộn, sọt đất, và vải địa kỹ thuật với cây nhỏ. Khi công nghệ sinh học cho đất phần lớn là chưa được kiểm chứng ở vùng nhiệt đới và Đông Nam Á, việc thử nghiệm trên được sử dụng để tinh lọc các sự lựa chọn những kỹ thuật và thực vật thích hợp, cũng như các phương pháp xây dựng có hiệu quả và hiệu suất cao nhất. Sự mở rộng hệ thống thử nghiệm này đã được thực hiện, bao gồm đo độ sâu và tính bền bỉ của sự phát triển của rễ.

                                                            Hình ảnh Công viên Bishan

Sông Kallang – Công viên Bishan, Singapore 

- Diện tích của công viên Bishan : 52 ha (trước khi mở rộng), hiện nay là 62 ha
- Năng lực đón khách: hơn 3 triệu lượt
- Quá trình xây dựng: từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 2 năm 2012, chính thức được Thủ tướng Singapore khai trương vào ngày 17 tháng 3 năm 2012
- Thiết kế: Atelier Dreiseitl
- Kỹ thuật (xây dựng): CH2MHILL
- Chủ đầu tư: Cục Hạ tầng Công, cơ quan quản lý nước của Singapore, và NPark, Cục Công viên Quốc gia

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Vườn Bách thảo Singapore – Singapore Botanic Garden

Vườn bách thảo Singapore chính là hình ảnh thu nhỏ của những công viên sum suê trên hòn đảo nhiệt đới này. Trải dài trên khu đất rộng 52 hecta và gần trung tâm thành phố, khu vườn trưng bày nhiều bộ sưu tập thực vật độc đáo, bao gồm cả những mẫu thực vật quý hiếm, cho thấy đời sống thực vật phong phú và đa dạng ở Vườn bách thảo Singapore .

Một số bộ sưu tập nổi bật trong vườn bách thảo bao gồm:

1. Vườn lan quốc gia (National Orchid Garden): bộ sưu tập của Vườn Lan Quốc gia Singapore lên tới hơn 700 loài lan tự nhiên và 3000 loài lan lai tạo. Hơn thế nữa, hàng năm nhiều cây lai có màu sắc rực rỡ và độ bền cao liên tục được bổ sung vào bộ sưu tập đầy ấn tượng đó. Để tất cả mọi người đều có thể tìm hiểu và chiêm ngưỡng sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp của các loài lan, Vườn Lan Quốc gia đã xây dựng một khu trưng bày thường xuyên - được coi là khu trưng bày về hoa lan lớn nhất thế giới.

Vườn lan quốc gia (National Orchid Garden)

Bộ sưu tập của Vườn Lan Quốc gia Singapore

Mở cửa: 8g30 – 19g (hàng ngày). Vé vào cửa: 5SGD/người lớn, 1SGD/trẻ em và người cao tuổi trên 60, miễn phí cho trẻ em dưới 12 tuổi.

2. Vườn gừng (Ginger Garden)


Vườn gừng (Ginger Garden)

3. Vườn tiến hóa (Evolution Garden).

Vườn tiến hóa (Evolution Garden).

4. Vườn Thiếu Nhi Jacob Ballas (Jacob Ballas Children’s Garden): Vườn Thiếu Nhi hướng tới mục tiêu nuôi dưỡng tình yêu của trẻ với cây cỏ, thiên nhiên và môi trường. Được xây dựng theo chủ đề “Mọi Sự Sống Trên Trái Đất Đều Dựa Vào Thực Vật”, vườn được xây dựng nhằm tạo một địa điểm vui chơi tương tác và độc đáo, nơi mà trẻ dưới 12 tuổi có thể tìm hiểu thực vật đã đáp ứng những nhu cầu hàng ngày của các em như thế nào.

Vườn Thiếu Nhi Jacob Ballas (Jacob Ballas Children’s Garden)

Giờ mở cửa: 8 giờ sáng – 7 giờ tối (đóng cửa vào các ngày Thứ Hai, trừ khi rơi vào các ngày lễ công cộng nhất định); miễn phí vé vào cửa.

Địa điểm: Cluny Road Singapore 259569
Giờ Mở cửa: 5h - nửa đêm (hàng ngày)
Vé vào cửa: Miễn phí
Chỉ dẫn ( đến Vườn Bách thảo Singapore): xe buýt số 7, 105, 123, 174 và TIBS số 75, 77, 106 dọc theo đường Holland; số 66, 151, 153, 154, 156, 170, 186 và TIBS số 67, 171 dọc đường Bukit Timah.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Ngắm nhìn giải pháp giao thông đô thị của Singapore


Tại Singapore hệ thống giao thông trên đảo quốc này là niềm mơ ước của nhiều nước trên thế giới. “Quốc đảo sư tử” này là một trong số ít nước áp thuế nhập khẩu cao nhằm hạn chế tối đa nhu cầu mua sắm ô tô riêng của người dân. Với kế hoạch tăng 20% dân số, Singapore đang tìm giải pháp mở rộng hệ thống giao thông để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, và sau đó sẽ chào bán cho các thành phố đang vướng mắc vấn đề giao thông như Bangkok, Mumbai và New York.


Hệ thống đường giao thông chính tại Singapore


Lo ngại đường phố sẽ quá tải xe cộ, chính phủ Singapore đã kiềm chế nhu cầu bằng cách làm cho xe hơi trở nên đắt đỏ. Ví dụ, giá một chiếc BMW 320i sedan ở đây là khoảng 140.000 USD, cao gấp hơn 3 lần giá bán trung bình tại Mỹ.

Phương tiện công cộng


Một người đi xe buýt xem bảng báo giờ xe đến trên đường Orchard, khu mua sắm sầm uất nhất của Singapore.


Singapore là một trong những nước có hệ thống giao thông công cộng hoạt động hiệu quả nhất thế giới, với hai phương tiện chính là xe buýt và tàu điện ngầm. Người sử dụng thường xuyên thì mua thẻ trả trước, còn không thường xuyên, như khách du lịch, có thể trả tiền cho từng chặng, với chi phí khá rẻ.

Taxi tại Singapore


Hiện có hơn 15.000 xe taxi ở Singapore, hoạt động 24/7, với mức cước trung bình từ 2,8 - 3 SGD/km cho taxi thường và 3,2 SGD/km cho taxi limousine. Vào giờ cao điểm (11h - 7h30 sáng), buổi đêm và ngày lễ, khách sử dụng dịch vụ taxi tại đây phải trả thêm phụ phí (35-50% cước phí).

Bản đồ khá chi tiết và rõ ràng các tuyến xe buýt và tàu điện ngầm  (MRT).


Tàu điện ngầm ở Singapore hoạt động từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm.


Thẻ EZ-Link là phương thức thanh toán thông dụng nhất của người sử dụng xe buýt và tàu điện ngầm (MRT) ở Singapore, với chi phí khá rẻ và tiết kiệm cho người sử dụng.


Hệ thống thu phí đường điện tử thông minh và linh hoạt

Singapore áp dụng hệ thống thu phí giao thông điện tử (ERP), với các mức phí khác nhau phụ thuộc vào địa điểm và thời gian.


Cổng ERP được lắp trên tất cả các con đường dẫn tới khu thương mại trung tâm của Singapore, các xa lộ và những trục giao thông chính đông đúc nhằm hạn chế xe lưu thông vào giờ cao điểm.

Biển số xe được ghi lại nhờ hệ thống Camera hỗ trợ bởi cổng ERP

Một thiết bị gọi là IU được lắp trên xe ô tô, ở góc dưới bên phải kính chắn gió trước, để lái xe đút thẻ CashCard hoặc EZ-Link vào đó trả phí giao thông tự động. Thiết bị này có giá 150 SGD (gần 2,5 triệu đồng). Tất cả ô tô đăng ký tại Singapore đều phải lắp IU nếu muốn tham gia giao thông ở những đường có thu phí.


Dải đèn màu trắng cho thấy hệ thống truyền tin sóng ngắn giữa cổng ERP với thiết bị đọc tín hiệu gắn trên xe.

Trung tâm điều hành hệ thống giao thông tại Singapore.


Trung tâm Hệ thống giao thông thông minh Singapore (ITSC) chịu trách nhiệm quản lý từ xa hệ thống giao thông của Singapore, hoạt động 24/7 với một đội gồm ít nhất 7 người

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Cho mượn thẻ MRT Singapore miễn phí - Đổi thẻ MRT lấy quà tặng

Hiện nay Thichdulichbui.com đang có kế hoạch thu thập các thẻ MRT Singapore sau khi các bạn về Việt Nam. Với một số người thì thẻ MRT không còn giá trị sử dụng sau khi về VN nhưng với cộng đồng phượt (đi du lịch tự túc) thì cũng sẽ tiết kiệm khá nhiều nếu chúng ta đi đông người.
Với tiêu chí thu thập và cho mượn lại miễn phí, thichdulich.com hiện tại cũng đã có 1 lượng thẻ nhất định. Nhưng nhu cầu mượn thẻ của mọi người nhiều quá nên phải tăng cường thu thập tiếp. Mong mọi người ủng hộ.

Đặc biệt: thichdulichbui.com sẽ từ chối bán lại thẻ MRT hoặc cho thuê thẻ MRT nên các bạn có nhu cầu thuê + mua thì xin không liên lạc. thichdulichbui.com chỉ cho mượn MIỄN PHÍ.
Các bạn hãy tham gia chương trình thu thập thẻ MRT Singapore của thichdulichbui.com để mọi người tiết kiệm khi đi phượt.

muon the mrt tau dien ngam