Hiển thị các bài đăng có nhãn Thưởng Thức Ẩm Thực Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thưởng Thức Ẩm Thực Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Dai ngon với Mì gia đệ nhất Singapore

Món mỳ hoành thánh này có hai cách chế biến theo kiểu Hồng Kông hoặc kiểu kết hợp Malaysia và Singapore và có thể ăn khô hoặc nước.

Mỳ hoành thánh kiểu Hồng Kông thường được ăn cùng nước dùng trong, với sủi cảo nhân thịt heo hoặc tôm. Sợi mỳ mỏng trụng sơ để được dai hơn. Điểm đặc biệt phổ biến ở các nhà hàng Quảng Đông là món mỳ hoành thánh phong cách Hồng Kông đặc trưng bởi sợi mỳ hơi giòn cùng viên sủi cảo tròn có lớp vỏ trong suốt, nhân gồm tôm, thịt heo và mộc nhĩ. Một vài nhà hàng nổi tiếng phục vụ món mỳ hoành thánh kiểu Hồng Kông là Crystal Jade Kitchen và Imperial Treasure Cantonese Cuisine.


Hai phong cách Malaysia và Singapore khá giống nhau vì cùng có xá xíu (thịt lợn quay) với viên sủi cảo kích cỡ vừa miệng và các loại rau. Người dân địa phương thường ăn mỳ khô, đôi khi đi kèm với sủi cảo chiên. Có nhiều loại nuớc sốt cho món mỳ hoành thánh khô tuỳ vào mỗi quán khác nhau. Mỳ kiểu Malaysia thường ăn với nuớc tương đen, còn kiểu Singapore lại dùng sốt cà chua, tương ớt và dầu mè.


Xá xíu đóng một vai trò quan trọng trong món mỳ hoành thánh tại Singapore với những lát thịt quay ngon tuyệt. Người ta cũng dùng cả mỳ trứng và sợi mỳ thường có màu vàng, dai và dẹt. Xá xíu cũng được ăn kèm với cơm và nước chấm ngọt. Xá xíu có mỡ được xem là đậm đà nhất, vì nó có vị thịt quay riêng biệt. Tuy nhiên, xá xíu nạc được ưa chuộng hơn đối với những người quan tâm nhiều đến sức khỏe.


Trong những năm gần đây, có vài loại mỳ hoành thánh khác đã xuất hiện như mỳ Kolo xuất xứ từ Sarawak. Bạn còn có thể tìm thấy mỳ hoành thánh đích thực rất ngon và rẻ tại các trung tâm ăn uống ở Singapore, trong đó có một vài cửa hàng rất nổi tiếng. Một vài hàng ăn được yêu thích có bán món này là Foong Kee Coffee Shop dọc đường Keong Siak, Kok Kee Wanton Mee tại Trung tâm Ẩm thực Lavender và Happy Wanton Noodle tại Trung tâm Ẩm thực Bukit Timah. Mỳ hoành thánh là món chắc chắn không thể bỏ qua cho bất cứ ai yêu mỳ và chắc chắn bạn sẽ muốn ăn thêm nữa.

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

10 món ăn hấp dẫn tại Phố ẩm thực Chinatown, Singapore

Sau một thời gian dài chờ đợi, phố ẩm thực Chinatown đã chính thức trở lại. Đây là địa điểm thích hợp để bạn bè tụ tập thưởng thức các món ăn thơm ngon và trò chuyện hàng đêm khi du lịch Singapore.

Phố ẩm thực Chinatown mới được tân trang hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều điều mới lạ. Được cải thiện bởi tập đoàn Select Group (‘ông trùm’ của trung tâm ẩm thực nổi tiếng Singapore Food Trail), phố ẩm thực tập trung 24 quầy hàng rong và 6 nhà hàng lớn – trong đó có các thương hiệu nổi tiếng như Chen Fu Ji (Cơm chiên vàng hoàng gia), Fatty Weng (Dim sum và giò heo om) và Koo Kee (tàu hủ nhồi).


Nếu như trước đây người dân và du khách thường phàn nàn khu phố quá nóng và lộn xộn, thì giờ đây Chinatown Food Street được lắp đặt hệ thống làm mát tự động và mái che bằng kính, không cho phép các phương tiện giao thông qua lại. Thêm vào đó, giờ hoạt động được mở rộng, khu phố mở cửa từ 11 giờ sáng đến 11 giờ tối hàng ngày.

Đến với Phố ẩm thực Chinatown, bạn hãy thưởng thức thật nhiều món ăn ngon địa phương ở một trong số 10 quầy hàng rong sau đây:

1. Vịt quay Tiong Bahru Meng Kee


Đây không hẳn là món thịt nướng nổi tiếng nhất tại chợ Tiong Bahru, nhưng mùi xá xíu dịu ngọt cùng với lớp da nóng giòn sẽ hạ gục tất cả thực khách. Một dĩa vịt quay sẽ được “chén” sạch sau vài phút, đây là điều khẳng định sức hút khó tả của món ăn này.

2. Hàu chiên Katong Keah Kee


Món ăn có nguồn gốc từ món “Orh Lua”, hay còn gọi là trứng chiên hàu Triều Châu. Uncle Law - người đã chế biến món ăn này hơn 50 năm nay – cho hay, cả gia đình ông đều bán Orh Lua và sở hữu nhiều quầy hàng xung quanh đảo. Món trứng chiên hàu của ông có giá tầm 8 USD, 10 USD, với lớp trứng chiên giòn mịn bên ngoài và hàu tươi đầy bên trong.

3. Cháo ếch Geylang Lor 9


Đây là gian hàng thu hút giới truyền thông nhất, vì món cháo ếch Geylang nổi tiếng là niềm tự hào trong văn hóa ẩm thực Singapore. Một phần ăn gồm cháo trắng dùng kèm với sốt ếch (ếch kung pao), cháo trắng đặc theo phong cách Quảng Đông và chân ếch nấu chung với nước sốt kung pao cay cay, mằn mặn.

4. Mì bò Odeon


Mì bò Odeon nổi tiếng được nấu theo phong cách Hải Nam, sợi mì dai trộn với nước sốt tương đen và thịt bò thái lát. Ông chủ quán từng muốn nghỉ ngơi, không tiếp tục bán nữa nhưng có vẻ nhiều khách hàng quen đã thuyết phục ông. Tới đây chúng ta còn có thể thưởng thức món mì khô nổi tiếng dùng kèm với nước lèo thảo dược và bò viên.

5. Old Airport Road Satay Bee Hoon & BBQ Steamboat


Hock Leng Satay Beehoon (mì gạo xào sa tế) ở đường Old Airport nổi tiếng có đặc sản Lok Lok, xiên thịt nhúng và nước sốt sa tế. Mì gạo xào sa tế khá nổi tiếng ở Singapore. Mì vừa chính tới phủ nước sốt đậu phộng cay chế biến theo công thức gia truyền chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách.

6. Joo Chiat Ang Moh Noodle House


Đây là món mì trộn thập cẩm nổi tiếng nhất ở phía Đông. Được gọi là “ang moh” vì người chủ đầu tiên của quán nhìn cao và trông như người da trắng. Mì Wanton dai với nước sốt và một ít xá xíu rất được yêu thích.

7. Cánh gà nướng Chomp Chomp Goodluck BBQ


Nhắc đến các món ăn vỉa hè không thể không nhắc tới cánh gà nướng. Tuy có giá cao hơn so với xung quanh nhưng cánh gà ở đây được nướng chín đều, vẫn giữ được độ mềm và có hương vị ngon ngọt.

8. Hải sản nướng đường Boon Tat


Đây là hệ thống cửa hàng hải sản có mặt ở nhiều nơi như trung tâm ẩm thực Singapore Food Trail, vịnh Makansutra Gluttons và chợ Lau Pa Sat. Thực đơn ở đây luôn làm hài lòng du khách.

9. Newton Circus Ahmad Ibrahim Satay


Quán ăn phục vụ bạn một bữa tối yêu thích với nhiều món nướng xiên.

10. Mì Phúc Kiến Chinatown Cheng Kee


Cách trình bày món ăn ở đây tạo cho bạn ấn tượng ngay khi nhìn thấy. Bạn có thể phải chờ một lúc lâu để được thưởng thức, vì mì được hầm khá kỹ trong nước hầm tôm để có thể đạt tới mùi vị ngon nhất.


Vẫn còn một vài khó khăn khi nhiều quầy hàng phải đối mặt với việc tìm kiếm những đầu bếp có tay nghề khi chủ quán cũ không còn tiếp tục làm việc nữa, và giá có có cao hơn so với lúc trước nhưng nhìn tổng thể khu phố vẫn giữ được đặc trưng hương vị ban đầu. Phố ẩm thực Chinatown vẫn là điểm đến lý tưởng dành cho những du khách tới thăm quốc đảo sư tử Singapore và muốn thưởng thức những món ăn nổi tiếng địa phương.


Địa chỉ: Phố ẩm thực Chinatown, 335 Smith St Singapore 050335 (Chinatown MRT)

Giờ mở cửa: 11h00 AM – 11h00 PM hàng ngày.

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Món ngon giá rẻ ngại gì không thử

Với sự giao thoa văn hoá của nhiều dân tộc, ẩm thực Singapore đã hấp thụ nhiều tinh tuý và tạo nên bức tranh ẩm thực đầy màu sắc. Một chuyến đi tới đất nước này có thể cho du khách cơ hội được nếm thử các món ngon từ khắp nơi trên thế giới. Tuyệt vời hơn nữa, bạn sẽ không tốn quá nhiều tiền để lấp đầy cái bụng rỗng. Dưới đây là những món ăn hợp túi tiền cho bữa sáng ở đảo quốc sư tử.

1. Bánh mỳ nướng Kaya


Khởi đầu ngày mới với món bánh mỳ nướng giòn tan.

Bánh mỳ nướng bằng than được phết với kaya (một loại mứt làm từ dừa và trứng) là món ăn ưa thích của người dân Singapore để bắt đầu một ngày mới. Ở một vài nơi, bạn có thể thưởng thức bánh mỳ nướng kaya với trứng lòng đào và kết thúc bữa sáng bằng một tách kopi (cà phê đen). Đây là bữa sáng đơn giản nhất nhưng có thể dễ dàng khiến bạn hài lòng. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở hầu hết các quán cà phê ở Singapore.

2. Chai Tow Kway


Chai Tow Kway hay còn được gọi là bánh cà rốt, không phải là loại bánh ngọt phương Tây như bạn nghĩ. Đây là món ăn được làm từ củ cải trắng hấp với bột gạo thành bánh. Sau đó, nó sẽ được đem chiên với trứng và trang trí bằng hành lá. Món bánh cà rốt có hai loại là trắng và đen. Trắng là khi bánh được ăn riêng. Còn khi được ăn kèm với nước tương đậu nành ngọt, bánh sẽ có màu sẫm.

3. Chee Cheong Fun


Chee Cheong Fun là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là một dạng bánh cuốn với lớp bột gạo mỏng và nhân bên trong vô cùng đa dạng bao gồm tôm, xá xíu hay thịt bò. Bạn cũng có thể thưởng thức món bánh này đơn giản chỉ cùng nước sốt cay hoặc ngọt với hạt vừng được rắc lên trên đĩa bánh.

Bạn sẽ ‘nghiện’ món bánh này từ lúc nào không biết.

4. Chwee Kueh


Đây là một trong những món bánh rất phổ biến ở Singapore. Chwee Kueh là bánh gạo nước làm từ nước và bột gạo với lớp trên cùng là củ cải chiên. Người dân Singapore thường ăn món bánh này vào bữa sáng hay những bữa ăn nhẹ trong ngày.

Chwee Kueh ngon đòi hỏi phải có độ mịn và mượt.

5. Nasi Lemak


Mặc dù là một món ăn truyền thống của Malaysia, Nasi Lemak luôn nằm trong danh sách những món ăn sáng yêu thích của người dân Singapore. Nasi Lemak là món cơm được nấu với nước cốt dừa béo ngậy ăn cùng với nhiều món ăn khác nhau như đậu phộng rang muối, cá cơm chiên, cá và trứng. Một số nhà hàng gói gạo trong lá chuối để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Thưởng thức Curry laksa ở Singapore

Du lịch Singapore từ lâu không chỉ thu hút du khách khắp nơi bởi vẻ đẹp của một quốc đảo xinh đẹp và sạch nhất thế giới, mà còn bởi những trung tâm ăn uống sầm uất hội tụ nhiều món ăn ngon từ khắp nơi trên thế giới. Khách du lịch đến với đảo quốc này luôn thích thú với việc khám phá nhiều hương vị khác nhau từ nền ẩm thực Ấn Độ, Mã Lai, Trung Hoa hay các nước phương Tây khác. Thưởng thức Curry laksa ở SingaporeỞ Singapore, không phụ thuộc vào các tour du lịch Singapore đã định sẵn, bạn có thể tự do thưởng thức món cua sốt ớt ngon tuyệt và nhiều món hải sản khác tại đại lộ Orchard hay khu chợ Geylang sầm uất. Bạn cũng có thể thử món cà ri gà, mì xào belacan hay mắm tôm Malaysia…tại khu ẩm thực ở chợ Lau Pa Sat. Trung tâm China Town về đêm lại sôi động với nhiều quán ăn và nhà hàng, đặc biệt với các món mì của người Hoa và Hàn Quốc. Thế nhưng, nếu những ai đã từng nghe qua hay thưởng thức món Curry laksa tại Malaysia hay Indonesia thì hẳn sẽ muốn ghé khu phố ẩm thực Katong một lần để thưởng thức lại món ăn đặc biệt này. Tuy nhiên, bạn sẽ ngạc nhiên lắm vì Curry laksa ở đây không hoàn toàn giống với món laksa mà bạn đã ăn trước đó đâu nhé.

Theo truyền thuyết thì đây là món ăn truyền thống của người Peranakan – những người gốc Trung Hoa di cư đến vùng đảo Malaca. Đây là món ăn phổ biến trong các gia đình ở Malaysia nhưng cũng khá phổ biến ở Singapore và Indonesia, nơi có nhiều người Peranakan sinh sống.

Hương vị nồng nàn của món mì laksa nổi tiếng này chính là sự kết hợp của nhiều thành phần, trong đó quan trọng nhất là nước cốt dừa và cà ri. Mùi thơm, vị béo của nước cốt dừa, vị đậm đà của cà ri kết hợp cùng mì sợi, chả cá, tôm, sò huyết, đậu hũ và giá thái nhỏ…khiến cho nhiều thực khách phải xiêu lòng.


Thế nhưng, sự sáng tạo của những đầu bếp tài hoa nấu món Curry laksa ngon nhất thế giới ở khu Katong lại tạo nên một hương vị mới cho món ăn truyền thống này. Để được ăn món Curry laksa đúng điệu Singapore, bạn nên ghé quán 328 Katong Laksa nằm trên đại lộ East Coast ngay tại trung tâm ẩm thực Katong. Đây là quán ăn lâu đời với lịch sử hơn 100 năm và có món laksa ngon nhất, là nơi truyền tải những nét đặc sắc nhất, tạo nên sự nổi tiếng cho món ăn này.

Đây cũng là nơi có công thức chế biến món cà ri cầu kỳ nhất. Nước cà ri ở đây được nấu từ nước hầm tôm, chả cá, sốt tôm Peranakan, cà ri gravy và sốt laksa cô đặc nên có vị rất thanh, ngọt nhẹ, béo nhẹ, cay cay nhưng vẫn đậm đà và không ngán. Món laksa ở đây không có rau mà chủi dùng giá trộn với bún sợi to, chả cá thái sợi. Tôm nõn tươi, sò huyết tươi không nấu chín trước mà để lên bề mặt rồi dội nước cà ri đang sôi sùng sục vào để chúng vừa chín tới, lúc ăn nhai sần sật và còn ngọt vị hải sản tươi sống.

Curry laksa ở Katong không được nêm bằng hành hay ngò mà chỉ được rắc một ít rau răm thái nhuyễn đã phơi khô từ trước. Món ăn này thường ăn kèm với sa tế tôm được xào từ ớt bột và tôm Peranakan.

Có một điều thú vị khi thưởng thức món Curry laksa ở nơi nổi tiếng này là không được dùng đũa mà phải ăn bằng thìa. Vì vậy, khi chế biến món ăn, người đầu bếp thường cắt ngắn sợi mì cho dễ ăn. Theo người dân ở vùng này thì cách ăn đặc biệt ấy được gắn liền câu chuyện về một vị quan vì rất thích ăn món mì này mà thường xuyên cải trang để đi ăn món ăn bình dân này. Sau này, ông đã ra lệnh cho mọi người là sau này ăn laksa chỉ được dùng thìa mới cảm nhận hết được cái tinh hoa của vị nước cà ri. Thói quen ấy lưu truyền cho tới bây giờ và ngẫu nhiên trở thành một điều mới mẻ đối với thực khách khi đến thưởng thức món Curry laksa tại Katong.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Tàu hũ dồn Hakka-Singapore

Tàu hũ dồn Hakka được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau:đậu,rau,thịt…Đây là món ăn được nhiều người dân nơi đây lưa chọn không những hương vị thơm ngon,hấp dẫn mà đây còn là món ăn còn rất tốt cho sức khỏe.


Tàu hũ dồn là một món ăn có nguồn gốc từ những năm 1960 và chủ yếu được chế biến bằng đậu hũ nhồi nhân cá hoặc thịt heo. Có tên là “đậu hũ nhồi”, món ăn này có thể dễ dàng được tìm thấy tại Malaysia và Singapore. Ngày nay, Tàu hũ dồn được chế biến bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau nhồi với pate cá như ớt, đậu bắp, đậu hũ, mướp đắng, nấm rơm, váng đậu hũ và cà tím. Những nguyên liệu này có thể được bày bán dưới dạng chế biến sẵn tại các siêu thị và chợ thực phẩm.

Món cá nhuyễn thường được chế biến bằng cách giã nhuyễn thịt cá, thường là cá Ikan Parang (cá Wolf Herring) hay Ikan Tengerri (cá Spanish Mackerel) với một chút hồ và giã cho tới khi trở thành một hỗn hợp dẻo màu trắng. Món Tàu hũ dồn ngon thường có đặc trưng là nhân cá nhuyễn mềm và dai. Những món được chiên ngập dầu như bột chiên, sủi cảo hay Ngo Hiang (nem rán) cũng được phục vụ kèm theo.

Dù ăn khô hay nước, bạn đều có thể ăn thêm với cơm, mì trứng hoặc miến. Nước dùng trong suốt này cũng được dùng để nấu đồ ăn được làm bằng đậu nành và Ikan Billis (cá trứng phơi khô) và có một hương thơm dịu. Nhằm thích ứng với khẩu vị của người dân địa phương, một số hàng ăn nhất định cũng phục vụ thêm món Laksa (món súp cay của người Peranakan) hay các món cà ri. Khi ăn Tàu hũ dồn, một số phụ gia không thể thiếu là tương ớt, tương đậu ngọt và hạt mè.

Tàu hũ dồn Ampang, một phiên bản khác của món ăn Hakka này của người Malaysia cũng khá phổ biến ở Singapore. Món này được ăn khô và các thành phần của nó được hầm hoặc hấp từ từ nhằm tăng thêm hương vị thơm ngon đặc biệt. Các hàng ăn có món Tàu hũ dồn Hakka nổi tiếng ở Singapore bao gồm nhà hàng Goldhill Hakka dọc đường Changi và Rong Xin Cooked Food tại Chợ và Trung tâm Ẩm thực Tanjong Pagar. Vì thế nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn dinh dưỡng tại trung tâm ăn uống, hãy gọi món Tàu hũ dồn.

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Tuyệt hảo với Bánh mì nướng Kaya

Món bánh chỉ với 2 lát bánh mì dường như đã trở thành món ăn đặc trưng và phổ biến trên khắp nẻo đường Singapore. Bánh có hương vị đặc biệt, kẹp giữa là loại nhân có một không hai, không cầu kỳ nguyên liệu nhưng một khi ai đã nếm thì khó có thể quên hương vị độc đáo này. Loại bánh đã có mặt ở nhiều quốc gia tại Châu Á, không những trở thành món ăn truyền thống của người Singapore mà còn đang trên đường chinh phục mọi thực khách trên thế giới – thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Bánh có mặt ở Sài Gòn một thời gian không dài nhưng nhiều người dân thành phố đã bắt đầu thân thiết với cái tên nghe vui tai và rất thú vị: Ya Kun Kaya Toast – thương hiệu hệ thống café – bánh mì nướng nổi tiếng trên thế giới.


Một trong những nơi tuyệt vời nhất để ăn món kaya ở Singapore là Ya Kun Kaya Toast, nơi bán rất nhiều loại bánh mì nướng kaya ngon tuyệt.

Hoặc giả như bạn không thể tìm thấy quán ăn nào gần, hãy tìm đến bất kỳ quán ăn cũ nào hay thậm chí là các cửa hàng thức ăn để có được món ăn đơn giản nhưng rất hấp dẫn này. Một chuỗi quán cà phê nổi tiếng khác cũng bán món ăn này là Killiney Kopitiam, hãng có chi nhánh trên đường Killiney, chỉ ngay sau lưng khu mua sắm Orchard Central.

Ở một vài nơi, món này còn được ăn với trứng lòng đào để bạn có thể nhúng bánh mì vào; và rồi kết thúc bữa sáng với một tách cà phê đen đắng có tên gọi kopi-o.

Đối với người Singapore, bánh mì nướng bằng than được phết với kaya (một lọai mứt làm từ dừa và trứng) thì được ví như bánh mì kẹp bơ đậu phộng và mứt của người Mỹ. Và nhiều người sẽ đồng tình rằng không ai làm bánh mì nướng tại Singapore ngon bằng người nhà Ya Kun.


Được lấy từ tên của người sáng lập, ông Ah Koon (Ya Kun là tên theo phiên âm tiếng La Tinh từ tên Ah Koon trong tiếng Trung Quốc). Công ty Ya Kun Kaya Toast đã có một sự khởi đầu khiêm tốn như là một quầy cà phê tại một khu vực ở Singapore vào năm 1944. Sản phẩm mà Ah Koon cung cấp rất bình dị: Bánh mì nướng kẹp với mứt kaya, trứng luộc mềm và cà phê đặc. Nhưng Ah Koon đã xây dựng được tiếng tăm cho cửa hàng của ông nhờ vào chất lượng dịch vụ tốt, mùi hương thức ăn toát ra từ bàn tay vợ ông, lọai mứt kaya do chính gia đình ông chế biến và loại cà phê mà ông đã kì công pha chế với công thức riêng của chính mình.

Ngày nay, Ya Kun được điều hành bởi những người cháu của Ah Koon. Tuy nhiên nó không còn là công việc kinh doanh của một quầy hàng nữa mà công ty đã phát triển với hơn 30 cửa hàng ở Singapore và có mặt tại 6 quốc gia Châu Á khác. Để xứng đáng với danh tiếng của công ty, Ya Kun đã tiếp tục giữ lại những cảm nhận truyền thống từ quầy cà phê đầu tiên bằng việc trang bị các cửa hàng nhiều bộ bàn ghế gỗ truyền thống duyên dáng. Về thực đơn thì không có gì thay đổi mấy, ngoại trừ thêm vào các loại thức uống pha với đá nhằm phục vụ cho nhu cầu hiện đại.

Nếu ghé qua trang web của Ya Kun Kaya, bạn sẽ cảm nhận rằng nó khô cứng như bánh mì nướng.
Trang chủ thì trông thú vị qua việc trưng 3 poster được thực hiện theo phong cách giống các poster về các loại rượu nổi tiếng của Pháp. Một trong số đó mang một tiêu đề có ý hơi sốc, đó là “Screw the French press, we’ve got the sock”

kayaTrang web trông hấp dẫn, hiện đại được như vậy là do thế hệ trẻ của Ya Kun thiết kế nên, vì ông Ah Koon khó có thể nghĩ ra được ý tưởng táo bạo với những poster như vậy. Tại đây, công ty mang lại cho ta cái nhìn sâu sắc về phương pháp pha cà phê truyền thống bằng việc sử dụng một miếng vải lọc rộng có hình dáng như là một chiếc vớ dài. Những poster này được sử dụng một cách khôn ngoan nhưng chúng không thích hợp với cảm giác trầm lắng chung của trang web này – trang web có những đường viền màu nâu sẫm cũng như cung cấp những thông tin chung chung, thông thường với các mục như: “History” (Lịch sử hình thành), “Vision & Mission” (Tầm Nhìn và Sứ mệnh) “Accolades” (Giải thưởng) và những mục khác.

Một câu chuyện nồng ấm về lịch sử hình thành của Ya Kun được đặt trong mục “Genesis of Ya Kin”. Những hình ảnh cho người xem thấy được những ngày đầu thành lập của Ya Kun tại Telok Ayer Basin và hình ảnh ông Ah Koon chuẩn bị cà phê và bánh mì nướng. Tuy nhiên, những hình ảnh mờ, không rõ nét này khó mà thể hiện được ý nghĩa giá trị sâu sắc của câu chuyện này và mục này sẽ thu hút hơn nếu những bức hình đó được thể hiện bằng hình ảnh slide chuyển động hay thậm chí được trưng bày với một kích cỡ lớn hơn.
Những mục về thực đơn và Ya Kun Kaya cũng có vẻ không được chăm chút về ý tưởng cho lắm. Hình ảnh thì trông đơn giản và không đẹp mắt. Nếu ghé qua bất kì trang web của các blogger ẩm thực thì chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy nhiều hình ảnh sinh động, hấp dẫn hơn nhiều.


Và đây là đặc điểm mà Killiney Kopitiam, đối thủ của Ya Kun, thể hiện vượt trội hơn. Thương hiệu này có một loạt chú giải trên trang Menu để giải thích về những món ăn đặc biệt và đi sâu vào miêu tả loại mứt kaya – điều này rất hữu dụng nếu bạn chưa thử lần nào.

Một trong những nhiệm vụ kiên định của Ya Kun là “duy trì niềm tin của thương hiệu, đó là một miếng bánh mì nướng tuyệt hảo có thể kết nối mối quan hệ gia đình, bè bạn và kinh doanh lại với nhau”. Trong khi cụm từ ”một miếng bánh mì nướng tuyệt hảo” nghe có vẻ cũ rích thì cam kết này được chứng minh đầy đủ bởi một sự thật hiển nhiên đó là các cửa hàng của Ya Kun phục vụ rất nhiều khách hàng không ngừng nghỉ trong ngày – từ những gia đình cùng nhau thưởng thức bữa sáng Chủ Nhật, đến những nhóm bạn tán gẫu với nhau khi uống cà phê hay đến những đối tác kinh doanh bàn bạc công việc khi thưởng thức một đĩa bánh mì nướng kẹp với mứt kaya. Cùng với việc trích dẫn ý kiến và các tấm hình trông hạnh phúc của những khách hàng khi thưởng thức bữa ăn tại Ya Kun có thể đã làm tăng sự thích thú và hỗ trợ mạnh mẽ cho lời cam kết như trên


Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Du Lịch Và Thưởng Thức Ẩm Thực Singapore

Được coi là thủ đô ẩm thực của Châu Á - ẩm thực Singapore phong phú với sự sự giao thoa Đông - Tây. Đến Singapore bạn sẽ bắt gặp khắp nơi các món ăn hấp dẫn dù ngày hay đêm. Món ăn đăc trưng của người Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ... dễ dàng được tìm thấy khi ghé thăm các khu sắc tộc. Các món ăn hiện đại kiểu phương Tây với những nhà hàng khách sạn lớn cũng là một điểm mạnh của ẩm thực đảo quốc Sư tử.

Với những đầu bếp tài giỏi đến từ nhiều nước trên thế giới du khách thực sự được thưởng thức những bữa tiệc thịnh soạn. Hơn thế bữa ăn của bạn còn diễn ra tại những địa điểm tuyệt vời nhất.

Char kway teow

Là một món ăn rất phổ biển và được ưa chuộng ở Singapore. Ở Việt Nam, Char kway teow hay được gọi bằng cái tên phở xào nhưng thực ra đây là món ăn khác hẳn. Trước đây, Char kway teow được coi là món ăn của người nghèo bởi khá rẻ, tiện lợi và giầu chất dinh dưỡng. Theo thời gian cùng với sự phát triển của đất nước người dân đã thêm nhiều loại thực phẩm khi chế biến món ăn. Char kwat teow dần dần đã trở hấp dẫn hơn, giờ đây món ăn này không chỉ là món khoái khẩu của người Singapore mà còn là món ăn hấp dẫn khách du lịch. Ở Singapore bạn có thể bắt gặp các món ăn này ở khắp nơi, từ các nhà hàng lớn cho tới các quán ăn bình dân.

1

Rojak

Rojak là món salad rau quả thường được tìm thấy tại Malaysia, Singapore và Indonesia. Rojak theo cách nói của người Malaysia có nghĩa là hỗn hợp đặc biệt thường được sử dụng để mô tả các dân tộc đa ký tự của xã hội dân Singapore và Malaysia. Vì thế món ăn này nhanh chóng trở thành 1 món đặc trưng trong ẩm thực đảo quốc. Qua sự chế biến của những người Hoa bán hàng rong, Rojak có mùi vị lạ miệng và độc đáo. Là món ăn nhanh và dễ dàng tìm thấy tại Singapore với giá cả không cao, Rojak khiến khách du lịch khó mà quên được.

Cơm gà Singapore

Có nguồn gốc từ Hải Nam nhưng đã du nhập vào Singapore từ lâu qua nhiều thay đổi đã có trở thành món ăn Cơm gà Singapore. Ở Singapore, người dân ít sử dụng thịt heo (món ăn cấm kị của người Hồi Giáo) thì cơm gà nghiễm nhiên đã trở thành món ăn "không biên giới"của ẩm thực Châu Á, đơn giản, thuận tiện, vừa túi tiền, hương vị gần gũi với khẩu vị của người Á Đông và ngon miệng. Trong món cơm gà này, điểm nhấn của hương vị chính là cách gà được luộc cùng một số gia vị thơm, cộng thêm mùi hương đặc biệt và nhẹ nhàng của dầu vừng. Bên cạnh đó, là cách nấu cơm từ nước dùng gà, cho món cơm thơm, béo, ngọt ngậy. Cơm gà Singapore, khu tiệm ăn nào cũng có, mang tên Hainanese chicken rice.

2

Carrot Cake

Carrot Cake - bánh cà rốt là món bánh phổ biển ở Singapore được ăn ở cả bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Món bánh này khá thú vị bởi được chế biến với nhiều hương vị và tùy theo yêu cầu của khách. Bạn có thể yêu cầu thêm các gia vị mà không sợ mất đi hương vị đặc trưng của bánh. Không phải là món ăn cao cấp hay cầu kỳ khi chế biến nhưng bánh cà rốt có sự hấp dẫn của món ăn nhanh tiện lợi mà vẫn mang đậm truyền thống của Singapore với việc dễ dàng tìm thấy và thưởng thức.