Chuyện kể rằng trong triều đại nhà Nguyên ở Trung Quốc, Chu Nguyên
Chương, vị tướng Quân Minh, tính kế sử dụng bánh trung thu để gửi thông
điệp khởi nghĩa tới người dân nhằm lật đổ ách thống trị của người Mông
Cổ. Vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, ngày mà mặt trăng tròn nhất, người dân
nổi dậy khởi nghĩa và lật đổ ách thống trị, lập lên triều đại nhà Minh.
Người dân dùng ngày này để tổ chức Tết Trung Thu, thắp đèn lồng, ăn bánh
trung thu và trái bưởi.
Bánh trung thu thường có hình vuông hoặc
tròn, có vỏ bánh mỏng và nhân bánh ngọt đặc bên trong, đôi khi còn có cả
lòng đỏ trứng muối. Thường thì theo truyền thống, vỏ bánh trung thu làm
từ một loại bột dẻo màu nâu trộn với mỡ lợn. Loại bột này cũng được
dùng để làm bánh quy hình cá hoặc lợn con bán kèm với bánh trung thu và
được trẻ em rất yêu thích. Ngày nay, các loại vỏ bánh trung thu khác
nhau như các loại vỏ bánh giòn (flaky pastry) và vỏ bánh dẻo là phổ biến
nhất.
Các
ký tự Hoa ngữ tượng trưng cho tuổi thọ và sự hòa thuận thường được in
trên mặt bánh trung thu. Ngoài ra, người ta còn dập lên đó tên của hãng
bánh, loại nhân bánh và hình các bông hoa, hình mặt trăng hay Chị Hằng
(vị nữ thần cai quản mặt trăng theo chuyện dân gian Trung Hoa). Những
loại nhân bánh trung thu nguyên gốc xưa kia thường là bột hạt sen, tuy
nhiên nhân đậu đỏ và khoai lang cũng khá phổ biến. Các loại bánh trung
thu hiện đại đã xuất hiện trong một vài năm gần đây, với các hương vị
như sầu riêng, kem, tổ yến, sô cô la, trà xanh, phô mai tươi, mít tố nữ
và nhiều loại khác nữa.
Tại Singapore có nhiều cơ sở bán bánh
trung thu rất được người dân ưa chuộng và tìm mua chẳng hạn như các nhà
hàng, tiệm bánh và khách sạn của người Hoa. Ngoài ra còn có một vài cửa
hàng có tiếng như Khách sạn Raffles,Chop Tai Chong Kok tại
phố Sago Street, Tiệm bánh Tai Thong tại phố Mosque. Dù là bánh trung
thu truyền thống hay bánh trung thu cải tiến, thì chắc hẳn chúng sẽ làm
bạn thích thú vô cùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét