Địa danh của khu vực nổi tiếng và cổ kính này có thể bắt nguồn từ cây Gelam trước kia được trồng rất nhiều ở đây. Năm 1822, vùng đất ở Kampong Glam chính thức được giao cho người Malay và những người theo đạo Hồi, nơi đây còn là chốn định cư của một nhóm nhỏ các thương gia Ả-rập rất thành đạt. Năm 1989, Cơ quan Phát triển Đô thị (Urban Development Authority) đã công nhận Kampong Glam là khu vực bảo tồn và ngày nay, hầu hết các kiến trúc cổ đều được phục chế và trùng tu.
Để khám phá Kampong Glam, hãy lên tàu điện ngầm và xuống ga tàu điện ngầm Bugis. Khu vực Kampong Glam chỉ cách ga tàu điện ngầm Bugis và các địa điểm mua sắm nhộn nhịp, sầm uất như Bugis Junction và chợ đường phố Bugis có vài bước chân. Ngày nay, bạn sẽ thấy nhiều dãy tiệm buôn được bảo tồn và quét sơn màu sắc sống động dọc theo các con phố Bussorah, Baghdad and khu phố Kandahar. Rất nhiều hãng thiết kế thời trang và các công ty công nghệ thông tin, nhà hàng, quán ăn, phòng triển lãm nghệ thuật, cửa hàng thủ công mỹ nghệ và đồ cổ sử dụng lại mặt bằng của những tiệm buôn được bảo tồn này.
Trên phố Muscat, bạn sẽ thấy một trong những đền thờ quan trọng nhất Singapore. Đền thờ Masjid Sultan (tiếng Mã Lai là Đền thờ Sultan) được xây dựng lần đầu vào năm 1826. Đền thờ hiện nay được xây dựng lại và hoàn thiện năm 1928 và cất giữ tấm thảm do hoàng tử Ả-rập Xê-út trao tặng. Như hầu hết các nơi tôn nghiêm khác, Đền thờ Sultan có quy định trang phục nghiêm ngặt. Nếu phục trang không phù hợp nhưng vẫn muốn vào thăm đền thờ, bạn có thể mượn áo choàng.
Sau khi ghé thăm Đền thờ Sultan lịch sử, bạn có thể đến phố Bussorah – nơi đã trở thành con đường rộng lớn dành riêng cho người đi bộ. Dưới thời thuộc địa, đây là trung tâm định cư của những người Ả-rập và phục vụ cho nhu cầu tôn giáo của cộng đồng đạo Hồi. Ngày nay, bạn có thể tìm thấy sự kết hợp lạ mắt giữa những gian hàng bán kim chỉ cũ và nhiều cửa hàng mới bán trang phục địa phương như bộ đồng phục kebaya nổi tiếng của Hãng hàng không Singapore, đồ nữ trang và phụ kiện giá rẻ cùng các loại sách liên quan đến văn hóa và tôn giáo Ả-rập và đạo Hồi.
Từ phố Bussorah, bạn cũng có thể tiếp tục cuộc hành trình đến phố Muscat trước khi đến phố Arab – nơi từng được biết đến là thiên đường tơ lụa vào những năm 1950 và 1960. Bạn cũng có thể thấy những kiện vải lụa, vải batik, ren, vải lụa tơ tằm organza và các loại vải khác cũng như các dịch vụ sửa chữa và may đo quần áo tại đây. Hãy mua một bộ trang phục Mã Lai truyền thống hay hiện đại làm quà, hoặc dạo qua vô số những trò chơi truyền thống như Congkak (trò chơi dùng đá và bảng gỗ), thảm, đồ cổ và những món đồ thủ công làm bằng mây như giỏ liễu gai để trang trí thêm cho ngôi nhà của bạn.
Đi hết phố Arab, bạn sẽ tới đường North Bridge. Trong vô số cửa hàng, bạn sẽ tìm được những mặt hàng độc đáo phục vụ cho cộng đồng Hồi giáo, như gỗ đàn hương, tràng hạt cầu nguyện, kệ rahal để đặt kinh Coran, bàn chải bằng gỗ và những mặt hàng khác.
Trong tháng ăn chay Ramadan trước lễ hội Hari Raya Aidilfitri, Kampong Glam là điểm đến số một nếu bạn thực sự muốn trải nghiệm văn hóa và không khí lễ hội. Hãy đến vào đúng lúc ‘dừng chay tịnh’ vào các buổi tối và chứng kiến Đền thờ Sultan và phố Muscat trở nên sống động với nhiều hàng quán mọc lên bán đồ ăn và hàng thủ công Mã Lai. Hãy tham gia các hoạt động như iftar (dừng chay tịnh) và thưởng thức những màn trình diễn văn hóa sống động và những màn biểu diễn dệt Ketupat.
Kampong Glam là hòn ngọc quý của lịch sử và văn hóa Singapore. Là nơi tuyệt vời để trải nghiệm lòng hiếu khách của người Mã Lai và học về các tập tục của đạo Hồi, đây cũng là một trong những khu sắc tộc mà bạn không thể bỏ qua.
Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014
Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014
Khu mua sắm Far East
Cơ hội vàng mua sắm. Mảng kinh doanh sôi động và lôi cuốn nhất ở Khu mua sắm Far East là trang sức và đá quý, đồ sứ quý hiếm, vàng, kim cương, tác phẩm điêu khắc cổ. Bạn cũng sẽ tìm thấy máy tính, thiết bị y tế và các mặt hàng thời trang giá rẻ trong các cửa hàng ở đây, cùng với những tiệm may đo, làm đẹp giúp bạn có thể vừa đi mua sắm, vừa có dịp may quần áo hay sơn sửa móng tay.
Gần ngay trạm tàu điện ngầm Orchard, trung tâm mua sắm này còn có rất nhiều quán ăn, quán bar giúp bạn dễ dàng thưởng thức một bữa ăn ngon hoặc ly nước sảng khoái sau một ngày mua sắm. Hãy dùng bữa tại nhà hàng Nhật Bản Rakuichi hoặc nhà hàng Shashlik trước khi chuyển tới quán Harry’s Bar hay Sportsman để gọi đồ uống.
Thông tin cần thiết
GIỜ MỞ CỬA
10h sáng - 10h tối hàng ngày
HẠNG MỤC
Đồ cổ, Đồ điện tử, May mặc, Thể thao, Tóc/Sức khỏe/Làm đẹp
ĐẶC ĐIỂM
Giá rẻ, Phong cách Indie, Bản sắc địa phương
ĐỊA CHỈ
Khu Mua sắm Far East,
545 Đại lộ Orchard Singapore 238882
Phone(65) 6735 1218
Gần ngay trạm tàu điện ngầm Orchard, trung tâm mua sắm này còn có rất nhiều quán ăn, quán bar giúp bạn dễ dàng thưởng thức một bữa ăn ngon hoặc ly nước sảng khoái sau một ngày mua sắm. Hãy dùng bữa tại nhà hàng Nhật Bản Rakuichi hoặc nhà hàng Shashlik trước khi chuyển tới quán Harry’s Bar hay Sportsman để gọi đồ uống.
Thông tin cần thiết
GIỜ MỞ CỬA
10h sáng - 10h tối hàng ngày
HẠNG MỤC
Đồ cổ, Đồ điện tử, May mặc, Thể thao, Tóc/Sức khỏe/Làm đẹp
ĐẶC ĐIỂM
Giá rẻ, Phong cách Indie, Bản sắc địa phương
ĐỊA CHỈ
Khu Mua sắm Far East,
545 Đại lộ Orchard Singapore 238882
Phone(65) 6735 1218
Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014
Nét thần thoại đền Sri Mariamman
Sự đa dạng về văn hóa của Singapore không chỉ qua các khu phố, những lễ hội, ẩm thực, lối sống…mà còn có cả những nhà thờ, đền thờ khác nhau theo từng dân tộc nữa. Dưới đây là đền thờ Sri Mariamman cùa người theo đạo Hindu nó mang một nét cổ kính và thần thoại giữa một thành phố hiện đại.
Ở góc đường South Bridge và đường Temple, thuộc phố Hoa kiều, có một ngôi đền Hindu cổ nhất ở Singapore đó là đến thờ Sri Mariamman. Đây là công trình kiến trúc được xây dựng bởi những người nhập cư từ các quận Nagapatnam và Cuddalorre của miền Nam Ấn.
Được thiết kế hoàn toàn theo phong cách Dravidian, đền Sri Mariamman được xây dựng đầu tiên bằng gỗ cây dừa nước (một loại cây địa phương) vào năm 1827, trước khi được xây dựng lại với kết cấu bằng gạch vào năm 1843. Nằm ở khu Chinatown và giống như các đền thờ di tích lịch sử khác, ngôi đền Hindu đầu tiên của Singapore được ghi nhận là công trình lịch sử quốc gia.
Khi bạn đang ở lối vào của đền Sri Mariammam, hãy ngước lên để ngắm nhìn trần tháp được trang trí bởi các tác phẩm điêu khắc thể hiện hình ảnh các vị thần và kẻ thù trong thần thoại.
Ngôi đền được xây dựng để thờ Nữ thần Mariamman – nữ thần nổi tiếng với quyền năng có thể chữa khỏi các loại bệnh dịch. Cổng đền được thiết kế giống kiểu cổng chùa, với mái cổng được trang trí vô cùng công phu với các bức tượng điêu khắc phác họa các vị thần và quái vật trong thần thoại. Trên mái vòm là hàng trăm bức tượng tạc các vị thần và những con vật trong huyền thoại. Trên bức tường bao quanh đền là tượng những con bò nằm trong tư thế ung dung, mãn nguyện.
Trên mái vòm là hàng trăm bức tượng tạc các vị thần và những con vật trong huyền thoại. Những vật trang trí được thêm vào sau đó là hình ảnh các vị thần được chạm khắc trên những bức tường, những cánh cửa được trang trí bằng những quả chuông và các bức bích họa được vẽ trên trần nhà. Phải thừa nhận ngay rằng đây quả là một danh thắng của cả thế hệ tín đồ Hindu lẫn người dân Singapore.
Trong suốt thời kỳ thuộc địa, ngôi đền đóng vai trò là trung tâm văn hóa của các hoạt động cộng đồng và là Trụ sở Đăng ký Kết hôn cho người Hindu vào thời chỉ có các thầy tu của ngôi đền mới được phép cử hành các hôn lễ của người Hindu. Lễ hội Theemithi (lễ hội đi trên lửa), một trong những lễ hội chính cử hành tại đền, được tổ chức vào khoảng tháng 10 và tháng 11 hàng năm.
Ở góc đường South Bridge và đường Temple, thuộc phố Hoa kiều, có một ngôi đền Hindu cổ nhất ở Singapore đó là đến thờ Sri Mariamman. Đây là công trình kiến trúc được xây dựng bởi những người nhập cư từ các quận Nagapatnam và Cuddalorre của miền Nam Ấn.
Được thiết kế hoàn toàn theo phong cách Dravidian, đền Sri Mariamman được xây dựng đầu tiên bằng gỗ cây dừa nước (một loại cây địa phương) vào năm 1827, trước khi được xây dựng lại với kết cấu bằng gạch vào năm 1843. Nằm ở khu Chinatown và giống như các đền thờ di tích lịch sử khác, ngôi đền Hindu đầu tiên của Singapore được ghi nhận là công trình lịch sử quốc gia.
Khi bạn đang ở lối vào của đền Sri Mariammam, hãy ngước lên để ngắm nhìn trần tháp được trang trí bởi các tác phẩm điêu khắc thể hiện hình ảnh các vị thần và kẻ thù trong thần thoại.
Ngôi đền được xây dựng để thờ Nữ thần Mariamman – nữ thần nổi tiếng với quyền năng có thể chữa khỏi các loại bệnh dịch. Cổng đền được thiết kế giống kiểu cổng chùa, với mái cổng được trang trí vô cùng công phu với các bức tượng điêu khắc phác họa các vị thần và quái vật trong thần thoại. Trên mái vòm là hàng trăm bức tượng tạc các vị thần và những con vật trong huyền thoại. Trên bức tường bao quanh đền là tượng những con bò nằm trong tư thế ung dung, mãn nguyện.
Trên mái vòm là hàng trăm bức tượng tạc các vị thần và những con vật trong huyền thoại. Những vật trang trí được thêm vào sau đó là hình ảnh các vị thần được chạm khắc trên những bức tường, những cánh cửa được trang trí bằng những quả chuông và các bức bích họa được vẽ trên trần nhà. Phải thừa nhận ngay rằng đây quả là một danh thắng của cả thế hệ tín đồ Hindu lẫn người dân Singapore.
Trong suốt thời kỳ thuộc địa, ngôi đền đóng vai trò là trung tâm văn hóa của các hoạt động cộng đồng và là Trụ sở Đăng ký Kết hôn cho người Hindu vào thời chỉ có các thầy tu của ngôi đền mới được phép cử hành các hôn lễ của người Hindu. Lễ hội Theemithi (lễ hội đi trên lửa), một trong những lễ hội chính cử hành tại đền, được tổ chức vào khoảng tháng 10 và tháng 11 hàng năm.
Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014
Roti prata Món ăn yêu thích ở Singapore
Được yêu thích trên khắp thế giới, ẩm thực Ấn Độ mang một phong vị chế biến độc đáo với sự pha trộn các loại hương thơm và gia vị riêng. Ngay cả ở Singapore, bạn có thể tìm thấy vô vàn món ăn được làm theo phong cách ẩm thực của xứ sở Gia Vị này. Một trong những món ăn Ấn Độ nổi tiếng nhất mà bạn có thể thử tại Singapore đó là món bánh Roti prata.
Roti prata cũng là một trong những điều tự hào của người Singapore
Roti prata bắt nguồn từ cách làm bánh crepe từ xa xưa của người Pakistan và Ấn Độ. Roti có nghĩa là “bánh mì”, và prata có nghĩa là “phẳng, bẹt”, nhưng thực ra nó giống bánh crepe ở chỗ bột có vị thơm nhẹ và ngọt dùng để làm bữa ăn mang lại cảm giác hài lòng phấn chấn, đặc biệt là vào các buổi sáng nên là một món ăn rất được ưa chuộng ở Singapore.
Mặc dù món bánh crepe không còn xa lạ với hầu hết mọi người nhưng món bánh Roti prata lại mang tính sáng tạo riêng. Ở Singapore, mỗi quán bán prata lại có một cách trộn bột khác nhau, từ thứ vỏ bánh mềm và dai đến giòn tan… Hình ảnh người thợ chế biến bánh prata cũng rất đáng xem. Khách có thể đứng xem đầu bếp tráng bánh, những ngón tay thoăn thoắt của người thợ; một cú tung bánh lên trên không; đập mạnh xuống và nhào kĩ trước khi cán bột thật dẹt và mỏng, khói bốc lên nghi ngút thơm lừng và… nuốt nước bọt!
Tuy Roti prata thường được dùng ăn kèm với súp đậu dhal hoặc cà ri, nhưng ngày nay các thực đơn địa phương sáng tạo ra nhiều kiểu ăn kèm như sầu riêng, kem, pho mát, chocolate và chuối. Ngoài ra cũng không có gì lạ khi thấy món prata – rất phổ biến đối với người dân địa phương – được rắc đường lên trên để ăn kèm vì điều này sẽ làm dậy lên hương vị tự nhiên cho món ăn. Còn những ai thích ăn trứng cũng nên ăn thử món prata trứng, một kiểu bánh prata thơm ngon cũng rất được người Singapore yêu thích.
Công bằng mà nói, bánh Roti prata gần giống như bánh xèo của Việt Nam, chỉ một lớp bột mì tráng ra trên chảo rộng, bỏ thịt nguội, bơ, phó mát hoặc mứt hay đủ loại nhân nào đó tùy theo ý thích vào, xếp lại, cho ra đĩa và ăn. Ăn bánh prata lại mau ngán vì không có rau sống kèm theo. Nhưng nếu vừa ăn bánh vừa nhâm nhi mấy ngụm rượu trái cây thơm nồng thì ăn mấy cũng vẫn thòm thèm.
Có điều, bạn nhớ đừng ăn món này bằng dĩa hay thìa; cách tốt nhất để nếm món prata kì diệu này là dùng tay nhúng bánh vào nước sốt cà ri ăn kèm (thường là cà ri thịt cừu hoặc cá). Chỉ khi đó bạn mới thực sự hiểu được ý nghĩa cụm từ “Vị ngon trên từng ngón tay!”.
Ở bất kì đâu trên khắp nẻo đường Singapore, bạn đều có thể tìm thấy một cửa hàng bán món roti prata, và nếu có cơ hội bạn sẽ tìm ngay được một quán cách vài bước chân từ khách sạn. Chỉ cần nhờ người giữ cửa khách sạn chỉ đúng đường là họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ, vì người Singapore luôn tự hào là biết những nơi tuyệt nhất thành phố để thưởng thức những món ăn ngon.
Người Singapore luôn tự hào về những món ăn ngon ở đất nước mình,
Roti prata bắt nguồn từ cách làm bánh crepe từ xa xưa của người Pakistan và Ấn Độ. Roti có nghĩa là “bánh mì”, và prata có nghĩa là “phẳng, bẹt”, nhưng thực ra nó giống bánh crepe ở chỗ bột có vị thơm nhẹ và ngọt dùng để làm bữa ăn mang lại cảm giác hài lòng phấn chấn, đặc biệt là vào các buổi sáng nên là một món ăn rất được ưa chuộng ở Singapore.
Mặc dù món bánh crepe không còn xa lạ với hầu hết mọi người nhưng món bánh Roti prata lại mang tính sáng tạo riêng. Ở Singapore, mỗi quán bán prata lại có một cách trộn bột khác nhau, từ thứ vỏ bánh mềm và dai đến giòn tan… Hình ảnh người thợ chế biến bánh prata cũng rất đáng xem. Khách có thể đứng xem đầu bếp tráng bánh, những ngón tay thoăn thoắt của người thợ; một cú tung bánh lên trên không; đập mạnh xuống và nhào kĩ trước khi cán bột thật dẹt và mỏng, khói bốc lên nghi ngút thơm lừng và… nuốt nước bọt!
Tuy Roti prata thường được dùng ăn kèm với súp đậu dhal hoặc cà ri, nhưng ngày nay các thực đơn địa phương sáng tạo ra nhiều kiểu ăn kèm như sầu riêng, kem, pho mát, chocolate và chuối. Ngoài ra cũng không có gì lạ khi thấy món prata – rất phổ biến đối với người dân địa phương – được rắc đường lên trên để ăn kèm vì điều này sẽ làm dậy lên hương vị tự nhiên cho món ăn. Còn những ai thích ăn trứng cũng nên ăn thử món prata trứng, một kiểu bánh prata thơm ngon cũng rất được người Singapore yêu thích.
Prata trứng thơm ngon rất được người Singapore yêu thích.
Có điều, bạn nhớ đừng ăn món này bằng dĩa hay thìa; cách tốt nhất để nếm món prata kì diệu này là dùng tay nhúng bánh vào nước sốt cà ri ăn kèm (thường là cà ri thịt cừu hoặc cá). Chỉ khi đó bạn mới thực sự hiểu được ý nghĩa cụm từ “Vị ngon trên từng ngón tay!”.
Muốn thưởng thức Roti prata ngon nhất thì phải ăn bốc.
Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014
Du lịch Singapore - Những yếu tố làm nên thành công
Lịch sử phát triển của ngành du lịch Singapore vỏn vẹn chỉ 50 năm trở lại đây nhưng đã tạo dấu ấn với hàng loạt con số ấn tượng, từ số lượng khách tham quan, các điểm đến cho tới doanh thu hàng chục tỷ USD. Hãy cùng phóng viên VTV tìm hiểu một phần những điều làm nên thành công cho ngành du lịch nước này qua bài viết sau.
Quốc đảo Singapore chỉ có diện tích 700km2 nhưng là điểm đến yêu thích của hàng triệu du khách khắp nơi trên thế giới.
Từ khoảng 91.000 khách du lịch đến tham quan vào năm 1964 đã tăng lên con số 15 triệu lượt khách vào năm 2013 là một thành công lớn đối với ngành du lịch Singapore. Để đạt được thành tích đó phải kể đến việc quốc đảo này đã tạo ra rất nhiều điểm du lịch đẳng cấp thế giới với nhiều sự kiện thú vị diễn ra quanh năm, thu hút không chỉ du khách mà cả những cư dân địa phương.
Hồi tưởng, tìm lại và chào mừng là chương trình du lịch đặc biệt kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của ngành du lịch Singapore được Tổng cục du lịch nước này tập trung xúc tiến vào năm 2014. Một hoài niệm về công viên di sản Haw Par Villa với những tác phẩm điêu khắc đầy triết lý và tín ngưỡng đến những công viên thiên nhiên kỳ thú tập trung đa dạng hầu hết những loài động thực vật của thế giới, triển lãm, sự kiện, ẩm thực, chương trình nghệ thuật, chợ bán đồ lưu niệm được liên tục tổ chức trong năm nay. Trong đó, việc mở cửa tiếp tục một River Safari - công viên động vật dưới nước từ 8 con sông tiêu biểu trên thế giới là sự chào mừng du khách đến với quốc đảo này.
Bà Isabel Cheng, Chief Marketing Officer - Giám Đốc Tiếp Thị Công viên động vật hoang dã Singapore cho biết: “Ngoài việc đảm bảo dịch vụ đúng chuẩn mực cho du khách, chúng tôi muốn tạo ra những trải nghiệm hoang dã với các chương trình giáo dục về bảo vệ thiên nhiên môi trường. River Safari muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ sinh thái nước ngọt và khuyến khích những hành động tích cực nhằm bảo tồn chúng”.
Ông Edward Koh - Giám đốc Tổng cục du lịch Singapore, Khu vực Đông Nam Á chia sẻ: “Chúng tôi đang chuyển sang định hướng phát triển du lịch theo chiều sâu, tức là không ngừng cải thiện sức hút của những điểm đến được hình thành kể cả từ rất lâu rồi tại Singapore. Đặc biệt, các chương trình du lịch được tạo ra để phục vụ ngay chính người dân trước đã, nhằm lấy được sự ủng hộ của người dân trong phát triển du lịch. Họ sẽ có ý thức giữ gìn và sáng tạo thêm cho các điểm du lịch, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các điểm đến”.
Luôn luôn đổi mới sản phẩm du lịch được cho là phương thức hữu hiệu giúp cho Singapore không trở nên nhàm chán với du khách. Kể từ năm 1965 cho đến nay, Singapore đã hoạch định tổng cộng 6 chiến lược phát triển du lịch với từng cụm mục tiêu rõ ràng và họ đã đạt được thành quả ngoài mong đợi. Thường xuyên cán mốc 1 triệu du khách quốc tế trong 1 tháng, doanh thu du lịch năm 2013 của quốc đảo này đạt gần 20 tỷ USD trên diện tích quốc đảo chỉ có 700km2.
Chị Dạ Thương - Du khách Việt Nam cảm nhận: “Sau 5 thập kỷ hoạt động, ngành du lịch Singapore đã biến Đảo quốc Sư tử thành điểm “ăn chơi” hạng nhất và là thành phố sống động hàng đầu thế giới. Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore là thắng cảnh, phương tiện giao thông, cơ sở tiện nghi, các dịch vụ hỗ trợ và sự điều chỉnh, trong đó sự điều chỉnh được cho là then chốt, tiếp tục đưa du lịch Singapore cất cánh với 17 triệu lượt khách trong năm 2014”.
Quốc đảo Singapore chỉ có diện tích 700km2 nhưng là điểm đến yêu thích của hàng triệu du khách khắp nơi trên thế giới.
Từ khoảng 91.000 khách du lịch đến tham quan vào năm 1964 đã tăng lên con số 15 triệu lượt khách vào năm 2013 là một thành công lớn đối với ngành du lịch Singapore. Để đạt được thành tích đó phải kể đến việc quốc đảo này đã tạo ra rất nhiều điểm du lịch đẳng cấp thế giới với nhiều sự kiện thú vị diễn ra quanh năm, thu hút không chỉ du khách mà cả những cư dân địa phương.
Hồi tưởng, tìm lại và chào mừng là chương trình du lịch đặc biệt kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của ngành du lịch Singapore được Tổng cục du lịch nước này tập trung xúc tiến vào năm 2014. Một hoài niệm về công viên di sản Haw Par Villa với những tác phẩm điêu khắc đầy triết lý và tín ngưỡng đến những công viên thiên nhiên kỳ thú tập trung đa dạng hầu hết những loài động thực vật của thế giới, triển lãm, sự kiện, ẩm thực, chương trình nghệ thuật, chợ bán đồ lưu niệm được liên tục tổ chức trong năm nay. Trong đó, việc mở cửa tiếp tục một River Safari - công viên động vật dưới nước từ 8 con sông tiêu biểu trên thế giới là sự chào mừng du khách đến với quốc đảo này.
Trải nghiệm thiên nhiên hoang dã là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách khi tới Singapore.
Bà Isabel Cheng, Chief Marketing Officer - Giám Đốc Tiếp Thị Công viên động vật hoang dã Singapore cho biết: “Ngoài việc đảm bảo dịch vụ đúng chuẩn mực cho du khách, chúng tôi muốn tạo ra những trải nghiệm hoang dã với các chương trình giáo dục về bảo vệ thiên nhiên môi trường. River Safari muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ sinh thái nước ngọt và khuyến khích những hành động tích cực nhằm bảo tồn chúng”.
Ông Edward Koh - Giám đốc Tổng cục du lịch Singapore, Khu vực Đông Nam Á chia sẻ: “Chúng tôi đang chuyển sang định hướng phát triển du lịch theo chiều sâu, tức là không ngừng cải thiện sức hút của những điểm đến được hình thành kể cả từ rất lâu rồi tại Singapore. Đặc biệt, các chương trình du lịch được tạo ra để phục vụ ngay chính người dân trước đã, nhằm lấy được sự ủng hộ của người dân trong phát triển du lịch. Họ sẽ có ý thức giữ gìn và sáng tạo thêm cho các điểm du lịch, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các điểm đến”.
Luôn luôn đổi mới sản phẩm du lịch được cho là phương thức hữu hiệu giúp cho Singapore không trở nên nhàm chán với du khách. Kể từ năm 1965 cho đến nay, Singapore đã hoạch định tổng cộng 6 chiến lược phát triển du lịch với từng cụm mục tiêu rõ ràng và họ đã đạt được thành quả ngoài mong đợi. Thường xuyên cán mốc 1 triệu du khách quốc tế trong 1 tháng, doanh thu du lịch năm 2013 của quốc đảo này đạt gần 20 tỷ USD trên diện tích quốc đảo chỉ có 700km2.
Chị Dạ Thương - Du khách Việt Nam cảm nhận: “Sau 5 thập kỷ hoạt động, ngành du lịch Singapore đã biến Đảo quốc Sư tử thành điểm “ăn chơi” hạng nhất và là thành phố sống động hàng đầu thế giới. Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore là thắng cảnh, phương tiện giao thông, cơ sở tiện nghi, các dịch vụ hỗ trợ và sự điều chỉnh, trong đó sự điều chỉnh được cho là then chốt, tiếp tục đưa du lịch Singapore cất cánh với 17 triệu lượt khách trong năm 2014”.
Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014
Vườn Marina Bay Sands tai singapore
Marina Bay Sands bao gồm một khách sạn 55 tầng với 2.590 phòng, 1 khu trung tâm thương mại, triễn lãm và hội thảo rộng 120.000m2, khu trung tâm mua sắm với 300 cửa hàng, và một sòng bạc siêu hiện đại có diện tịch 15.000m2
Marina Bay Sands không những được biết đến là một khách sạn đắt giá nhất thế giới mà còn làm mê đắm du khách bởi thiết kế vô cùng độc đáo, với bể bơi khổng lồ giữa lưng trời, bảo tàng giống như bông hoa sen đang nở và sòng bạc siêu hiện đại…
Khi du lịch tới Singapore, một địa điểm bạn bắt buộc phải tới đó là Marina Bay Sands, một biểu tượng du lịch mới của Singapore.
a
Đây là khu du lịch nổi tiếng tại Singapore, nơi đây có kiến trúc thiết kế độc đáo với một con tàu du lịch nằm trên 3 tòa tháp lớn. Du khách sẽ phải bỏ ra 20 USD để có thể lên trong đỉnh tòa nhà này thăm quan và ngắm cảnh. Ngoài ra du khách nghỉ qua đêm tại khách sạn này có thể được ngâm mình tại bể bơi trên thuyền và ngắm cảnh toàn bộ vùng Marina
Marina Bay Sands gồm 3 tòa tháp cao 55 tầng – Las Vegas Sands làchủ đầu tư với chi phí lên đến 5.7 tỷ USDNgoài vẻ hiện đại vốn có ở Singapore, Marina Bay Sands còn làm du khách mê đắm bởi thiết kế vô cùng độc đáo với khu công viên thiên đường (Sky park)
Khách sạn được thiết kế rất độc đáo, trông giống như 3 cây gậy bóng chày đứng nghênh ngang giữa trời và ngự trên đỉnh là …một chiếc tàu.
Nằm trên đỉnh của ba tòa tháp khách sạn là Sands SkyPark® ở tầng thứ 57, nơi bạn có thể tận hưởng quang cảnh 360 độ của đảo quốc Singapore về tận đường chân trời. Còn gì tuyệt vời hơn khi được đứng ngay trên đỉnh của thế giới?
Marina Bay Sands không những được biết đến là một khách sạn đắt giá nhất thế giới mà còn làm mê đắm du khách bởi thiết kế vô cùng độc đáo, với bể bơi khổng lồ giữa lưng trời, bảo tàng giống như bông hoa sen đang nở và sòng bạc siêu hiện đại…
Khi du lịch tới Singapore, một địa điểm bạn bắt buộc phải tới đó là Marina Bay Sands, một biểu tượng du lịch mới của Singapore.
a
Đây là khu du lịch nổi tiếng tại Singapore, nơi đây có kiến trúc thiết kế độc đáo với một con tàu du lịch nằm trên 3 tòa tháp lớn. Du khách sẽ phải bỏ ra 20 USD để có thể lên trong đỉnh tòa nhà này thăm quan và ngắm cảnh. Ngoài ra du khách nghỉ qua đêm tại khách sạn này có thể được ngâm mình tại bể bơi trên thuyền và ngắm cảnh toàn bộ vùng Marina
Marina Bay Sands gồm 3 tòa tháp cao 55 tầng – Las Vegas Sands làchủ đầu tư với chi phí lên đến 5.7 tỷ USDNgoài vẻ hiện đại vốn có ở Singapore, Marina Bay Sands còn làm du khách mê đắm bởi thiết kế vô cùng độc đáo với khu công viên thiên đường (Sky park)
Khách sạn được thiết kế rất độc đáo, trông giống như 3 cây gậy bóng chày đứng nghênh ngang giữa trời và ngự trên đỉnh là …một chiếc tàu.
Nằm trên đỉnh của ba tòa tháp khách sạn là Sands SkyPark® ở tầng thứ 57, nơi bạn có thể tận hưởng quang cảnh 360 độ của đảo quốc Singapore về tận đường chân trời. Còn gì tuyệt vời hơn khi được đứng ngay trên đỉnh của thế giới?
Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014
Thông tin chung về du lịch
Tiền bạc
Đơn vị tiền tệ được sử dụng ở Singapore là đô la Singapore (S$). Dịch vụ đổi tiền không chỉ có ở sân bay Changi Singapore mà còn ở hầu hết các trung tâm mua sắm và khách sạn trên khắp đảo quốc. Bạn cũng có thể sử dụng máy rút tiền tự động (ATM) được đặt ở khắp mọi nơi (thậm chí ở cả những khu vực xa trung tâm) ở Singapore. Hầu hết các loại thẻ tín dụng chính như Visa, MasterCard và American Express đều được chấp nhận.
Thời tiết
Singapore là một quốc gia có thời tiết nóng và ẩm, ít biến động trong suốt cả năm. Nhiệt độ trung bình ban ngày là 31ºC (88ºF) và giảm xuống còn khoảng 24ºC (75ºF) vào buổi tối. Tuy nhiên, Singapore có khí hậu nhiệt đới với mùa mưa kéo dài từ tháng 11 trở đi. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho những cơn mưa trút xuống hàng ngày trong thời gian này.
Sử dụng điện thoại di động
Mã vùng điện thoại quốc tế của Singapore là (+65). Nếu bạn sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế khi đang ở Singapore, bạn sẽ không phải bấm số (+65) bởi dịch vụ này sẽ tự động giúp bạn thực hiện cuộc gọi với các số điện thoại ở đây.
(Không) hút thuốc
Bên cạnh các khu vực được trang bị điều hòa như trung tâm mua sắm, nhà hàng, các điểm giải trí và rạp chiếu phim, hút thuốc lá trong tàu điện ngầm (SMRT), xe buýt công cộng, taxi và trong thang máy còn là một hành vi vi phạm pháp luật. Gần đây, lệnh cấm hút thuốc lá cũng được mở rộng ra đến các khu vực ăn uống công cộng và khu vực xung quanh các tòa nhà trong phạm vi 5m kể từ lối ra vào, trừ những khu vực cho phép hút thuốc được sơn vàng đánh dấu rõ ràng. Mức phạt cho những người vi phạm lần đầu có thể lên đến 1000 đô la Singapore.
Chương trình Hoàn thuế
Để thỏa thích mua sắm miễn thuế ở Singapore, bạn chỉ cần tìm những cửa hàng có logo "Hoàn thuế" (Tax Refund) trước cửa và mua từ SG100 trở lên trên mỗi hóa đơn là đủ điều kiện được hoàn thuế.
Thông tin về Hệ thống hoàn thuế »
Tư Vấn Người Tiêu Dùng
Đa số các nhà bán lẻ Singapore đều kinh doanh nghiêm túc, nhưng cũng có một số ít các cửa hàng và nhà hàng làm cho bạn phải thất vọng khi mua sắm. Đây là một số mẹo giúp bạn mua sắm vui vẻ.
1. Luôn so sánh giá cả để có sự lựa chọn tốt nhất
Giá cả giữa các cửa hàng có thể chênh lệch ít nhiều vì nhà phân phối không nhất thiết phải tuân theo Giá Bán lẻ đề xuất (RRP) dành cho mỗi sản phẩm. Hãy hỏi trước cửa hàng bạn định mua xem họ có áp dụng chính sách hoàn thuế (GST) 7% hay không. Cũng lưu ý rằng bạn chỉ được hoàn thuế nếu mỗi hóa đơn thanh toán của bạn có giá trị từ 100 đô la Singapore trở lên và bạn rời Singapore bằng đường hàng không. Vui lòng xem thêm tại mục Chính sách Hoàn thuế GST.
2. Lưu ý hàng mua rồi miễn trả lại
Ở Singapore, các nhà bán lẻ thường rất chặt chẽ trong việc trả lại hàng, đổi hàng hoặc hoàn tiền một khi bạn đã thanh toán. Luôn hỏi trước nhà bán lẻ về những chính sách này trước khi thanh toán món hàng bạn mua.
3. Kiểm tra sai sót của hóa đơn
Hãy nhớ xin hóa đơn bất cứ khi nào bạn mua hàng, và giữ lại hóa đơn để đối chiếu. Bạn cũng nên nhớ kiểm tra lại giá và miêu tả sản phẩm cho chính xác để tránh trả tiền nhiều hơn giá trị bạn cần thanh toán. Nếu có thể, hãy nhớ kiểm tra xem những món quà có theo đúng như miêu tả không.
4. Kiểm tra chính sách “bảo hành quốc tế” bảo hành những gì
Bảo hành quốc tế thường không được chuẩn hóa và bạn nên luôn hỏi rõ xem chính sách bảo hành đó có áp dụng ở nước bạn hay không. Đảm bảo rằng cả hóa đơn và thẻ bảo hành của bạn đều có dấu và chữ ký của nhà bán lẻ. Nếu là hàng điện tử, hãy nhớ ghi thêm số seri của sản phẩm.
- Cũng nên lưu ý rằng điện thoại di động không có bảo hành quốc tế.
- "Worldwide local warranty" "Bảo hành địa phương toàn cầu" có nghĩa là bảo hành áp dụng cho nước mà bạn mua hàng mà thôi, “toàn cầu” ở đây ám chỉ sự có mặt của sản phẩm, chứ không phải sự có mặt của chính sách bảo hành.
- Những sản phẩm nhập khẩu song song không có bảo hành và nhà bán lẻ thường cũng không chấp nhận trả lại, hoàn tiền hay đổi hàng.
5. Kiểm tra lại trước khi rời cửa hàng
Trước khi thanh toán, nhớ kiểm tra sản phẩm mà bạn muốn mua, đồng thời dành thời gian kiểm tra xem trong hộp đựng sản phẩm đã có những phụ kiện và thiết bị ngoại vi như được liệt kê chưa và xem chúng có hoạt động được không.
Để được hỗ trợ và khiếu nại thêm, vui lòng gọi Đường dây khách du lịch số 1800 736 2000 (miễn phí nội hạt Singapore) hoặc số (65) 6736 2000 (gọi quốc tế).
Để được hỗ trợ thêm hoặc khiếu nại, vui lòng gọi Touristline (Đường dây nóng cho khách du lịch) số 1800 736 2000 (miễn phí nội hạt Singapore) hoặc số (65) 6736 2000 (gọi quốc tế).
*Giờ làm việc của Touristline: từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ ngày nghỉ lễ), từ 9h sáng đến 6h chiều.
Đơn vị tiền tệ được sử dụng ở Singapore là đô la Singapore (S$). Dịch vụ đổi tiền không chỉ có ở sân bay Changi Singapore mà còn ở hầu hết các trung tâm mua sắm và khách sạn trên khắp đảo quốc. Bạn cũng có thể sử dụng máy rút tiền tự động (ATM) được đặt ở khắp mọi nơi (thậm chí ở cả những khu vực xa trung tâm) ở Singapore. Hầu hết các loại thẻ tín dụng chính như Visa, MasterCard và American Express đều được chấp nhận.
Thời tiết
Singapore là một quốc gia có thời tiết nóng và ẩm, ít biến động trong suốt cả năm. Nhiệt độ trung bình ban ngày là 31ºC (88ºF) và giảm xuống còn khoảng 24ºC (75ºF) vào buổi tối. Tuy nhiên, Singapore có khí hậu nhiệt đới với mùa mưa kéo dài từ tháng 11 trở đi. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho những cơn mưa trút xuống hàng ngày trong thời gian này.
Sử dụng điện thoại di động
Mã vùng điện thoại quốc tế của Singapore là (+65). Nếu bạn sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế khi đang ở Singapore, bạn sẽ không phải bấm số (+65) bởi dịch vụ này sẽ tự động giúp bạn thực hiện cuộc gọi với các số điện thoại ở đây.
(Không) hút thuốc
Bên cạnh các khu vực được trang bị điều hòa như trung tâm mua sắm, nhà hàng, các điểm giải trí và rạp chiếu phim, hút thuốc lá trong tàu điện ngầm (SMRT), xe buýt công cộng, taxi và trong thang máy còn là một hành vi vi phạm pháp luật. Gần đây, lệnh cấm hút thuốc lá cũng được mở rộng ra đến các khu vực ăn uống công cộng và khu vực xung quanh các tòa nhà trong phạm vi 5m kể từ lối ra vào, trừ những khu vực cho phép hút thuốc được sơn vàng đánh dấu rõ ràng. Mức phạt cho những người vi phạm lần đầu có thể lên đến 1000 đô la Singapore.
Chương trình Hoàn thuế
Để thỏa thích mua sắm miễn thuế ở Singapore, bạn chỉ cần tìm những cửa hàng có logo "Hoàn thuế" (Tax Refund) trước cửa và mua từ SG100 trở lên trên mỗi hóa đơn là đủ điều kiện được hoàn thuế.
Thông tin về Hệ thống hoàn thuế »
Tư Vấn Người Tiêu Dùng
Đa số các nhà bán lẻ Singapore đều kinh doanh nghiêm túc, nhưng cũng có một số ít các cửa hàng và nhà hàng làm cho bạn phải thất vọng khi mua sắm. Đây là một số mẹo giúp bạn mua sắm vui vẻ.
1. Luôn so sánh giá cả để có sự lựa chọn tốt nhất
Giá cả giữa các cửa hàng có thể chênh lệch ít nhiều vì nhà phân phối không nhất thiết phải tuân theo Giá Bán lẻ đề xuất (RRP) dành cho mỗi sản phẩm. Hãy hỏi trước cửa hàng bạn định mua xem họ có áp dụng chính sách hoàn thuế (GST) 7% hay không. Cũng lưu ý rằng bạn chỉ được hoàn thuế nếu mỗi hóa đơn thanh toán của bạn có giá trị từ 100 đô la Singapore trở lên và bạn rời Singapore bằng đường hàng không. Vui lòng xem thêm tại mục Chính sách Hoàn thuế GST.
2. Lưu ý hàng mua rồi miễn trả lại
Ở Singapore, các nhà bán lẻ thường rất chặt chẽ trong việc trả lại hàng, đổi hàng hoặc hoàn tiền một khi bạn đã thanh toán. Luôn hỏi trước nhà bán lẻ về những chính sách này trước khi thanh toán món hàng bạn mua.
3. Kiểm tra sai sót của hóa đơn
Hãy nhớ xin hóa đơn bất cứ khi nào bạn mua hàng, và giữ lại hóa đơn để đối chiếu. Bạn cũng nên nhớ kiểm tra lại giá và miêu tả sản phẩm cho chính xác để tránh trả tiền nhiều hơn giá trị bạn cần thanh toán. Nếu có thể, hãy nhớ kiểm tra xem những món quà có theo đúng như miêu tả không.
4. Kiểm tra chính sách “bảo hành quốc tế” bảo hành những gì
Bảo hành quốc tế thường không được chuẩn hóa và bạn nên luôn hỏi rõ xem chính sách bảo hành đó có áp dụng ở nước bạn hay không. Đảm bảo rằng cả hóa đơn và thẻ bảo hành của bạn đều có dấu và chữ ký của nhà bán lẻ. Nếu là hàng điện tử, hãy nhớ ghi thêm số seri của sản phẩm.
- Cũng nên lưu ý rằng điện thoại di động không có bảo hành quốc tế.
- "Worldwide local warranty" "Bảo hành địa phương toàn cầu" có nghĩa là bảo hành áp dụng cho nước mà bạn mua hàng mà thôi, “toàn cầu” ở đây ám chỉ sự có mặt của sản phẩm, chứ không phải sự có mặt của chính sách bảo hành.
- Những sản phẩm nhập khẩu song song không có bảo hành và nhà bán lẻ thường cũng không chấp nhận trả lại, hoàn tiền hay đổi hàng.
5. Kiểm tra lại trước khi rời cửa hàng
Trước khi thanh toán, nhớ kiểm tra sản phẩm mà bạn muốn mua, đồng thời dành thời gian kiểm tra xem trong hộp đựng sản phẩm đã có những phụ kiện và thiết bị ngoại vi như được liệt kê chưa và xem chúng có hoạt động được không.
Để được hỗ trợ và khiếu nại thêm, vui lòng gọi Đường dây khách du lịch số 1800 736 2000 (miễn phí nội hạt Singapore) hoặc số (65) 6736 2000 (gọi quốc tế).
Để được hỗ trợ thêm hoặc khiếu nại, vui lòng gọi Touristline (Đường dây nóng cho khách du lịch) số 1800 736 2000 (miễn phí nội hạt Singapore) hoặc số (65) 6736 2000 (gọi quốc tế).
*Giờ làm việc của Touristline: từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ ngày nghỉ lễ), từ 9h sáng đến 6h chiều.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)